Đổi tiền mới lấy lãi chênh lệch là hành vi trái phép

Phong tục lì xì tiền mới dịp Tết Nguyên đán lấy may mắn khiến nhu cầu đổi tiền mới vào dịp Tết rất cao. Do vậy, người dân chấp nhận đổi tiền mất phí từ 5% đến 10%. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, hành vi đổi tiền để lấy lãi chênh lệch, có thể bị xử phạt về hành vi kinh doanh sản phẩm trái phép.

Mới đây, trên diễn đàn cư dân của một khu chung cư tại Hà Nội, một bài đăng về việc đổi tiền lẻ, tiền mới trong dịp Tết đã thu hút sự chú ý với gần 1.000 bình luận. Theo người đăng bài, họ cam kết đổi tiền miễn phí cho 100 người đầu tiên, từ người thứ 101 trở đi, phí đổi sẽ là 5%, áp dụng cho tiền của mọi mệnh giá.

Phần lớn người bình luận cho biết họ sẵn sàng trả phí 5% để có được tiền mới. Những người này cho rằng trong vài năm qua, việc đổi tiền đã trở nên khó khăn và mức phí 5% được xem là hợp lý và chấp nhận được.

Ảnh minh họa

Phong tục lì xì tiền mới dịp Tết Nguyên đán lấy may mắn khiến cho nhu cầu đổi tiền mới vào dịp Tết rất cao. Hầu hết mọi người mong muốn đổi tiền có mệnh giá từ 10.000 đồng trở lên để sử dụng làm tiền lì xì. Bên cạnh đó, có một nhóm ít người hơn mong muốn đổi tiền lẻ với mệnh giá nhỏ như 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, nhằm sử dụng khi tham gia các hoạt động lễ chùa.

Theo điều 12 và 13 của Thông tư số 25/2013 ngày 2/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh, sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới có chức năng thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Do đó, theo quy định của pháp luật hiện tại, chỉ có quy định về việc thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, trong khi chưa có các quy định liên quan đến việc đổi tiền cũ sang tiền mới vẫn đủ tiêu chuẩn lưu thông. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động đổi tiền với mục đích thu lợi nhuận từ việc lấy lãi chênh lệch có thể đối mặt với hình phạt liên quan đến việc kinh doanh sản phẩm trái phép.

Theo Nghị định 88/2019 ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, bất kỳ hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng phần trăm chênh lệch, đổi tiền thu lời đều là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt từ 20 đến 40 triệu đồng. Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, còn với tổ chức sẽ tăng nặng gấp hai lần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.