Dọn hàng vạn cây đổ, Hà Nội dần trở lại bình thường

Sau bão số 3, nhiều con đường ở Hà Nội bị chia cắt do cây đổ ngổn ngang. Với quyết tâm không để giao thông đình trệ, ảnh hưởng đến việc đi lại và đời sống người dân, các lực lượng chức năng của Hà Nội đã huy động toàn bộ quân số để dọn dẹp hàng vạn cây gãy, đổ nhằm sớm trả lại sự thông thoáng, an toàn cho đường phố Thủ đô.

Suốt gần 10 tiếng quét qua Thủ đô với mưa lớn, gió giật mạnh chưa từng thấy trong suốt 30 năm qua, bão số 3 đã bẻ gãy, đốn ngã gần 2 vạn cây xanh trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. Cây đổ la liệt khiến nhiều tuyết phố bị tê liệt, gián đoạn.

Cây đổ đè lên ô tô, chắn ngang đường gần chợ Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.
Cây gãy đổ khu vực công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Cây gãy đổ hàng loạt khu vực Nhà thờ Cửa Bắc, quận Ba Đình.
Cây phượng đổ chắn ngang lối đi trên phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm.

Hình ảnh người dân phải đi chui qua gốc cây phượng đổ tại phố Hàng Cót.

Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố nhanh chóng kiểm tra địa bàn, sớm có giải pháp để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm giao thông được thông suốt.

Theo đó, thành phố Hà Nội tiếp tục thống kê thiệt hại, đồng thời huy động mọi lực lượng, phương tiện, thiết bị tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra.

Các lực lượng chức năng đã có mặt tổ chức cắt cành, di chuyển cây đổ và khắc phục hậu quả sau bão.
Tại tuyến đường Nguyễn Văn Huyên, cây đổ làm hư hại ô tô nghiêm trọng.

Lực lượng chức năng đang tích cực đẩy nhanh công tác cưa cắt cây.

Hà Nội cũng đang lên phương án trồng lại các cây bị gãy đổ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.