Đông Anh phát huy giá trị văn hoá trong xây dựng NTM

Huyện Đông Anh là một trong 4 huyện về đích nông thôn mới sớm nhất của thành phố Hà Nội và hiện nay, huyện đang dồn sức cho chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Đông Anh thực sự ấn tượng với nhiều điểm nhấn về các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với những mô hình kinh tế được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất như: Vùng rau an toàn ở các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng; vùng trồng hoa, cây cảnh tại các xã Tàm Xá, Tiên Dương, Uy Nỗ… những công trình trường học, đường giao thông khang trang, bề thế và đặc biệt là được thăm quan khu di tích lịch sử Cổ Loa, nơi người dân phát huy cao tinh thần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - bản lĩnh dân tộc của thành cổ hơn ngàn năm tuổi. 

Huyện Đông Anh là một trong 4 huyện về đích nông thôn mới sớm nhất của thành phố Hà Nội.

Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là bước chuyển để các địa phương tạo nền tảng phát triển đô thị trong tương lai. Là một trong 5 huyện trở thành quận thời gian tới, Đông Anh cũng đang tích cực tập trung xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa. Đồng thời, tích cực gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, di tích lịch sử của đất Cổ Loa ngàn năm văn hiến.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám, trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, tiêu chí giao thông đòi hỏi không chỉ hệ thống đường liên xã, đường trục thôn được nhựa hóa, bê tông hóa, mà còn phải bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn. Về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 100% số thôn phải có nhà văn hóa, điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em, người cao tuổi… Đây cũng là những yêu cầu đặt ra đối với phát triển đô thị mà địa phương trong huyện phải thực hiện.

Mô hình phát triển Nông thôn mới kiểu mẫu tại Đông Anh.

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thành phố về ban hành các bộ tiêu chí xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Đông Anh đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị có liên quan, các xã tập trung đánh giá, rà soát kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí mới để xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. 

Kết quả rà soát đến nay, 23/23 xã thuộc huyện Đông Anh đã đạt và cơ bản đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2022, Đông Anh có thêm 8 xã: Kim Chung, Đông Hội, Dục Tú, Cổ Loa, Vân Nội, Uy Nỗ, Việt Hùng, Nam Hồng hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của huyện lên 12 xã và xã Liên Hà đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Miền quê xanh - sạch - đẹp tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Về kết quả thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đến nay, Đông Anh đã đạt 6/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao. Huyện đang tập trung xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận.

UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển đô thị, đáp ứng yêu cầu xây dựng huyện Đông Anh thành Quận giai đoạn 2020-2025”, năm 2022; Triển khai rà soát quy hoạch các tiểu vùng nông nghiệp chuyên canh, quy mô lớn, hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm, gắn phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển sản phẩm chủ lực để xây dựng theo quyết định số 731/QĐ-UBND, ngày 25/02/2022, của UBND Thành phố về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025. 

Mô hình nông thôn mới huyện Đan Phượng đang được áp dụng chuẩn bị được công nhận Huyện đạt chuẩn NTM.

Năm 2023, thành phố Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu có thêm 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới là: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa. 

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, năm 2023, Đông Anh tập trung nguồn lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị. Huyện sẽ mở các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm nông thôn mới từ huyện đến xã, thôn... Đông Anh phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Cùng với đó, Đông Anh cũng sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thực hiện các chính sách trợ giúp hỗ trợ thoát người nghèo theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND huyện, thực hiện các biện pháp trợ giúp đảm bảo giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Đông Anh  luôn chú trọng công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa.

Chú trọng công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa. Đó là nét nổi bật của huyện Đông Anh trong những năm qua. Huyện luôn coi việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá là nhiệm vụ then chốt, gắn liền với phát triển kinh tế, sớm đưa huyện trở thành một trong những quận nội đô của Hà Nội.

 Theo thống kê, huyện Đông Anh có 124 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 65 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Coi việc triển khai nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu các di tích, lễ hội của huyện dưới nhiều hình thức là quan trọng, huyện Đông Anh còn có nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ các di tích, di sản của cha ông để lại. Bên cạnh đó, thời gian qua huyện Đông Anh đã làm tốt việc kiểm kê, xếp hạng di tích, tu bổ, tôn tạo di tích, đầu tư nâng cấp các tuyến đường dẫn về các điểm di tích và trùng tu, tôn tạo hơn 100 di tích trên địa bàn. Nhất là việc chỉ đạo 21/21 xã, thị trấn kiện toàn Ban quản lý di tích để công tác quản lý, chăm sóc di tích được tốt hơn…

Khảo sát, kiểm tra thực tế các di tích, Nhà văn hóa trên địa bàn huyện Đông Anh, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội đã đánh giá cao sự chỉ đạo của huyện Đông Anh với công tác quản lý di tích trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị huyện Đông Anh cần tập trung xây dựng các thiết chế văn hóa để phục vụ người dân, từ đó xây dựng mục tiêu chiến lược Văn hóa. Theo đó, huyện Đông Anh vụ trong thời gian tới cần có báo cáo, tờ trình cụ thể về các hạng mục di tích cần đầu tư tu sửa chi tiết hơn để trình các sở, ngành; cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về trùng tu và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tới cán bộ, nhân dân để người dân nâng cao ý thức trong giữ gìn, phát huy giá trị di tích trong xây dựng Nông thôn mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.