Đồng bào Tây Nguyên nhớ lời căn dặn đoàn kết một lòng

Lúc sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nhiều lần nhắc nhở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.

Cùng với cả nước, những ngày này, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hướng trái tim về Thủ đô Hà Nội, đau buồn, tiếc thương trước mất mát to lớn của đất nước, của dân tộc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp của Đảng, của Dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là dấu ấn, lời nhắc nhở về tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Nghệ nhân ưu tú Ama H’Loan, buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần đã nhắc nhở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, bởi có đoàn kết mới có được thành công, đoàn kết là mũi nhọn của mọi công việc.

Nghệ nhân ưu tú Ama H’Loan, buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk luôn ghi nhớ lời nhắc nhở của  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đồng bào Tây Nguyên.

Ông Y Khút Niê, nguyên Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, bày tỏ: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn ất quan trọng cho đất nước, đặc biệt là đối với dân tộc Tây Nguyên. Mỗi lần đến đây, Bác đã quán triệt rất sâu sắc những nhiệm vụ và định hướng cụ thể, vai trò và tầm quan trọng của Tây Nguyên đối với đất nước, đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài giữ vững an ninh chính trị, sự phát triển kinh tế, Bác luôn luôn quán triệt về tinh thần đoàn kết dân tộc, có đoàn kết thì mới làm nên được sự nghiệp. Bác rất trăn trở. Đồng bào Tây Nguyên rất nhớ Bác”.

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất quan tâm đến vùng đất Tây Nguyên, đến cuộc sống và sự đoàn kết của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Trên các cương vị Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần ghé thăm Tây Nguyên. Từ sự quan tâm của Trung ương Đảng, cùng nhiều đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đời sống của đồng bào Tây Nguyên ngày càng phát triển.

Ông Hà Ngọc Đào, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, cho biết: “Bác Trọng chỉ đạo rất bao quát, luôn luôn theo hướng chỉ đạo làm sao để cho đồng bào Tây Nguyên đoàn kết một lòng, theo Đảng một lòng, bảo vệ cách mạng, trước đây để giành được độc lập tự do cũng như bây giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì mảnh đất Tây Nguyên này có vị trí địa chính trị. Thứ hai là trong bối cảnh khó khăn, việc đoàn kết đồng bào Tây Nguyên lại càng phải đề cao. Cho nên việc đồng bào Tây Nguyên tin tưởng ở Đảng, đoàn kết muôn người như một, đoàn kết với các dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân là cực kỳ quan trọng”.

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hướng trái tim về thủ đô Hà Nội, đau buồn, tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bà Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ: “Một trong những điều chúng tôi vô cùng tâm đắc, đặc biệt sau hội nghị toàn quốc về phát triển văn hóa, đó chính là vấn đề đoàn kết dân tộc thông qua văn học nghệ thuật. Chúng tôi đã xây dựng những chương trình kế hoạch, phản ánh trong các tác phẩm của các văn nghệ sĩ, làm thế nào thấy được vai trò và sự đoàn kết của các dân tộc, đặc biệt sự đoàn kết của các dân tộc ở nhiều lực lượng. Sau hội nghị văn hóa với sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chắc chắn tinh thần đoàn kết dân tộc sẽ rộng khắp hơn nữa và sẽ được bật lên từ văn hóa, văn học nghệ thuật”.

Từ tình cảm sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nỗ lực đoàn kết đồng lòng, phấn đấu vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống giàu đẹp, buôn làng ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/11), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần thứ 12 (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với tư cách khách mời đặc biệt của Đảng Nhân dân Campuchia, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam và cam kết đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của ICAPP.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu chính sách tại Trường Đại học Malaya.

Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.

Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary chủ trì Lễ khánh thành công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia.