Tạm dừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay để tránh bão
Chiều 5/9, Cục Hàng không Việt Nam họp triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tham dự cuộc họp có đại diện các tổng công ty: Cảng hàng không Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Quản lý bay Việt Nam; Các hãng hàng không Việt Nam; Các Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Vân Đồn; Các Cảng hàng không: Cát Bi, Điện Biên, Thọ Xuân, Vinh; Cảng vụ hàng không miền Bắc và các phòng chức năng của Cục Hàng không Việt Nam.
Căn cứ thông tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia hồi 13h00 ngày 5/9/2024 về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), nhận định đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, có khả năng ảnh hưởng và uy hiếp an toàn khai thác tại các cảng hàng không, sân bay.
Sau khi thảo luận, nghe các đơn vị báo cáo, Cục trưởng Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay theo giờ địa phương.
Cụ thể:
- Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) sẽ tạm dừng khai thác từ 4h đến 16h ngày 7/9.
- Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) ngừng hoạt động từ 5h đến 16h ngày 7/9.
- Sân bay Nội Bài tạm đóng cửa từ 10h đến 19h ngày 7/9.
- Sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) đóng cửa từ 12h đến 22h ngày 7/9.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam thông báo tin tức hàng không cho các máy bay hoạt động trong khu vực và điều hành bay đảm bảo an toàn. Các cảng vụ hàng không miền Bắc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc khai thác tại sân bay.
Các hãng hàng không trong nước cũng đang lên kế hoạch thay đổi lịch trình của các chuyến bay đi/ đến từ các sân bay Nội Bài, Thọ Xuân, Cát Bi, Vân Đồn trong ngày 7/9. Hành khách được khuyến cáo theo dõi các bản tin thời tiết và thông báo từ hãng.
Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.
Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.
Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình Nghị quyết xây dựng “Vùng phát thải thấp” (LEZ). Để hiểu rõ hơn về vùng phát thải thấp cũng như cách thức kiểm soát phương tiện trong vùng phát thải thấp, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh và anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.
Siêu xe Praga Bohema được chế tạo thủ công tại nhà máy ở cộng hòa Séc, mỗi năm chỉ có tối đa 20 chiếc được sản xuất, có mức giá đắt đỏ hơn 1,4 triệu đô la Mỹ.
Ngày 19/12, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8.
Trong tháng 11, các nhà sản xuất xe máy trong nước đã xuất xưởng gần 280.000 chiếc, cao nhất trong năm 2024. Với nguồn cung khá dồi dào, thị trường xe máy được dự báo sẽ giữ bình ổn về giá và số lượng xe bán ra từ nay đến Tết Nguyên đán.
0