Đồng hồ Big Ben sẽ lại đổ chuông
Sau 5 năm cải tạo, bảo dưỡng, tháp đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới chính thức hoạt động trở lại vào ngày 13 tháng 11 và sẽ bắt đầu báo giờ một lần nữa cho người dân London. Big Ben, chiếc chuông biểu tượng, sẽ trở lại nhịp điệu bình thường sau khi bảo dưỡng tỉ mỉ hơn 1.000 chi tiết.
Tháng 8 năm 2017, hơn một nghìn người đã tập trung trước Nghị viện để lắng nghe mười hai tiếng chuông cuối cùng được phát ra bởi Big Ben và bốn chiếc chuông khác - nhỏ hơn - đi kèm. Bốn chiếc chuông sẽ đổ chuông mỗi phần tư giờ và Big Ben - đồng hồ chính, mỗi giờ lại đổ chuông như đã làm trong 158 năm trước khi được bảo dưỡng.
Đặt trên đỉnh của Tháp Elizabeth - cao 96 mét - những chiếc chuông được bảo vệ bằng lưới bên ngoài để ngăn dơi và chim bồ câu lao vào tháp chuông. Tháp Elizabeth, tên mới được đặt cho "Tháp Đồng hồ" vào năm 2012 nhân dịp kỷ niệm lễ Kim cương của Nữ hoàng, được xây dựng vào những năm 1840.
Trong quá trình bảo dưỡng, các bộ phận khác nhau của chuông đã được làm sạch và sơn lại, nhưng bản thân những chiếc chuông không di chuyển. Big Ben khổng lồ đến mức việc di chuyển nó sẽ đòi hỏi phải phá hủy sàn của tòa tháp. Nhiệm vụ khó khăn nhất của công việc là tháo bộ máy của chiếc đồng hồ nặng 11,5 tấn có niên đại từ năm 1859 để làm sạch các bánh răng.
Ngoài ra, 28 bóng đèn giờ đây chiếu sáng bốn mặt của đồng hồ, với các tông màu từ xanh lá cây đến trắng để giống với bóng đèn khí đốt của thời đại Victoria nhất có thể. Một bóng đèn khác, màu trắng, nằm phía trên chuông để báo hiệu khi quốc hội họp.
Trước khi bảo dưỡng, những người thợ đồng hồ đã kiểm tra độ chính xác của thời gian bằng điện thoại. Kể từ bây giờ, đồng hồ được hiệu chuẩn bằng GPS nhờ Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia.
Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.
Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.
Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
0