Động lực xuất khẩu từ các dự án FDI công nghệ cao
Mới đây, một nhà máy sản xuất chip bán dẫn lớn nhất của Tập đoàn Amkor (Hoa Kỳ) đã được khánh thành tại tỉnh Bắc Ninh. Với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, dự kiến nhà máy sẽ thu hút khoảng 10 nghìn lao động. Dự án là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất chip trên toàn cầu. Trong bối cảnh những lĩnh vực sản xuất truyền thống bị thu hẹp do thiếu đơn hàng, những dự án công nghệ cao như nhà máy của Amkor mang đến cơ hội lớn cho các địa phương.
Ông SH Kim - Tổng Giám đốc Amkor Việt Nam chia sẻ: “Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng trong thời kỳ đại dịch, những vấn đề địa chính trị căng thẳng, là những lý do chúng tôi đưa ra quyết định đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng hệ sinh thái các nhà cung cấp ở đây để giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong xuất khẩu chip bán dẫn”.
Trước Amkor, sự có mặt của nhiều nhà sản xuất lớn, trong đó có thể kể đến Samsung, đã có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2022, xuất khẩu của doanh nghiệp này tại Việt Nam đạt 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.
Không chỉ những nhà đầu tư mới có hàm lượng công nghệ cao, sự chuyển biến trong chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư hiện hữu cũng theo hướng rất tích cực.
“Hiện nay đang có làn sóng đầu tư rất mạnh mẽ trong lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ cao, quy mô lớn, xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ”, ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10, đóng góp xuất khẩu các doanh nghiệp FDI, không kể dầu thô, ước đạt 212,51 tỷ USD, giảm 8,1%, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tuy vẫn giảm, song mức xuất siêu ngày càng tăng. Đáng chú ý các lĩnh vực như: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện..., ngày càng chiếm tỷ lệ cao về giá trị trong giỏ hàng xuất khẩu của khu vực này.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0