Đồng Nai ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ hai

Đồng Nai đã xác nhận ca đậu mùa khỉ thứ hai là một nam bệnh nhân 33 tuổi, làm thợ chụp ảnh tự do (ngụ tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa), nhưng chưa rõ nguồn lây. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không ho, nhưng có dấu hiệu viêm kết mạc mắt, các vết tổn thương da còn chảy dịch ở mặt, tay...

Hôm nay (12/10), Trung tâm Y tế TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa ghi nhận một trường hợp mắc đậu mùa khỉ là nam bệnh nhân P.Q.T (33 tuổi, ngụ tại khu phố Long Điền, phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa), là thợ chụp hình tự do tại một studio ở TP.HCM.

Đây là bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai được ghi nhận tại Đồng Nai và là ca thứ 17 của cả nước.

Trung tâm Y tế TP Biên Hòa đã xác minh thông tin, điều tra yếu tố dịch tễ, lịch sử tiếp xúc của bệnh nhân từ 21 ngày trước khi khởi phát bệnh đến nay.

Khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: X.M.

Theo điều tra dịch tễ, từ ngày 23/9 đến 01/10, bệnh nhân không đi nước ngoài, không tiếp xúc với người nước ngoài. Ngày 01/10, anh T. bắt đầu khởi phát các tổn thương da, phát ban dạng mỏ, kích thước không đều tại vùng cơ quan sinh dục, sau đó lan lên tay, chân, đầu mặt, vùng thân mình. 

Các tổn thương da ngày càng nhiều và có các biểu hiện khác như: ngứa, loét miệng, đau họng khi nuốt, nổi hạch nách, hạch bẹn, viêm kết mạc, không sốt.

Đến ngày 03/10, anh T. đến Bệnh viện Mắt TP HCM khám, được chẩn đoán bị viêm kết mạc. Sau đó, anh tiếp tục đến Bệnh viện Da Liễu TP HCM khám.

Sau khi về nhà, triệu chứng không giảm, anh T. quay lại Bệnh viện Da Liễu TP HCM tái khám. Tại đây, anh được lấy mẫu xét nghiệm đậu mùa khỉ và HIV. Hai ngày sau đó, anh T. có kết quả dương tính với bệnh đậu mùa khỉ.

Từ khi khởi phát bệnh đến ngày 07/10, người này ở nhà, trong phòng riêng; không đi làm trong vòng một tháng qua nên chỉ tiếp xúc với những người thân trong gia đình. Nhà chức trách bước đầu ghi nhận 5 người thân tiếp xúc gần bệnh nhân gồm cha, mẹ, anh trai và hai con nhỏ, đang được theo dõi sức khỏe.

"Dù tự sinh hoạt tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người nhà, nhưng trong thời gian chưa có triệu chứng bệnh nhân có tiếp xúc với họ, nên nguy cơ lây nhiễm rất cao" - Trung tâm Y tế TP Biên Hòa nhận định.

Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không ho, ăn được, ngủ được. Tuy nhiên, bệnh nhân có dấu hiệu viêm kết mạc mắt, các vết tổn thương da còn chảy dịch ở mặt, tay, bộ phận sinh dục. Trung tâm Y tế TP Biên Hòa, Trạm Y tế phường Long Bình Tân tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân hằng ngày để ngăn bệnh lây lan.

Ngành y tế Đồng Nai đã hướng dẫn bệnh nhân thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, phun hóa chất khử trùng, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở.

Trước đó, một nam thanh niên 25 tuổi, nhà ở huyện Xuân Lộc, trọ tại TP HCM, được xác định mắc đậu mùa khỉ, là ca đầu tiên của Đồng Nai. Người này hiện cũng chưa xác định được nguồn lây và đã lây nhiễm cho cô bạn gái đang trọ ở Bình Dương. Cô gái này được ghi nhận là ca  đậu mùa khỉ đầu tiên ở Bình Dương, điều trị khỏi và xuất viện vài ngày trước.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).