Dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản vẫn dè dặt

Để chấm dứt tình trạng giá bất động sản cao một cách vô lí cần phải bổ sung nguồn cung vào thị trường. Và điều này đồng nghĩa với việc, cần phải khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh việc triển khai xây dựng các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, một rào cản khá lớn hiện nay khiến cho các doanh nghiệp còn khá dè dặt trong việc phát triển các dự án mới, đó là vấn đề về dòng tiền. Được biết hiện nay, nhiều vướng mắc khiến cho dòng tiền đổ vào BĐS gặp nhiều trở ngại.

Từ khoảng thời điểm cuối năm 2023 đến nay nhiều ngân hàng đã tiếp tục giảm lãi suất huy động xuống mức thấp kỷ lục, dao động quanh mức 5%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Theo logic, khi lãi suất huy động hạ thấp, nhiều người sẽ tìm sang kênh đầu tư khác có lợi suất hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng, cụ thể ở đây là BĐS. Thế nhưng trên thực tế lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng 9,95% so với cuối năm 2022, trong khi đó dư nợ tín dụng chi tiêu cho mua bất động sản lại giảm gần 2%. Điều này có nghĩa rằng người dân đang dần mất niềm tin vào BĐS và cho rằng đây là kênh đầu tư rủi ro trong thời gian này.

Ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc Ngân hàng TPBank

Ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc Ngân hàng TPBank cho biết: "Năm nay tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng nói riêng là rất thấp, vì cầu tín dụng cũng rất thấp. Đến lúc này các ngân hàng cũng rất mong muốn đẩy vay ra cả với doanh nghiệp các nhà phát triển BĐS cũng như là người dân vay để mua nhà. Nhưng vấn đề là thị trường khá ảm đạm và quan trọng người dùng cuối, người mua nhà còn đang thiếu niềm tin vào thị trường, người ta vẫn đang chờ dò xem đáy của thị trường ở đâu trước khi xuống tiền để đầu tư nên nhu cầu cho vay rất là thấp".

Dòng tiền đổ vào thị trường BĐS ngày càng 'dè dặt'

Không chỉ người mua mà các doanh nghiệp cũng khá dè dặt trong việc vay ngân hàng để phát triển dự án. Mặc dù hiện nay lãi suất cho vay năm đầu tiên đã giảm xuống 6 - 7% nhưng lãi suất thả nổi ở những năm tiếp theo đang ở mức 10 - 12%. Trong khi đó, việc phát triển các dự án cần mất nhiều thời gian, đặc biệt là vướng mắc pháp lý có thể kéo dài hai đến ba năm, thậm chí là lâu hơn để dự án chính thức được xây dựng. Do vậy lãi suất vẫn chưa thực sự hấp dẫn.

Cần phải có thêm nhiều chính sách khuyến khích để dòng tiền quay trở lại với thị trường BĐS. Niềm tin và lượng giao dịch được coi là hai yếu tố căn cơ giúp khắc phục được tình trạng này. Chỉ khi nào thị trường có giao dịch sôi động trở lại lúc đó niềm tin mới được khôi phục và dòng tiền sẽ không còn e ngại đổ vào BĐS.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu thêm các chính sách ưu đãi hấp dẫn, thiết thực dành cho cả khách hàng/nhà đầu tư cũng như các đơn vị phân phối, môi giới bất động sản; tinh gọn quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ và các giải pháp nhằm giảm giá bán bất động sản. Ngoài ra, Chính phủ và các ban ngành liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để có hiệu lực cùng lúc với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Có như vậy những điểm nghẽn mới được tháo gỡ, thị trường mới ổn định trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng chục khách hàng mua đất tại dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 (Hà Nội) mới đây đã yêu cầu chủ đầu tư trả đất và đề nghị cơ quan chức năng điều tra việc chủ đầu tư lừa dối, bán đất không có trong quy hoạch.

Quý I/2024, toàn quốc có 38 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán, với quy mô khoảng 5.527 căn.

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.