Đồng USD có nguy cơ mất vị thế thống trị

Đồng USD thống trị tài chính toàn cầu trong gần 8 thập niên qua, khi hơn 90% giao dịch ngoại hối trên thế giới liên quan đến đồng USD. Việc sở hữu tiền tệ dự trữ của thế giới mang lại cho Mỹ sức ảnh hưởng đáng kể đối với hệ thống tài chính, trong đó có khả năng sử dụng đồng tiền của mình như một công cụ cho chính sách ngoại giao và kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, một cuộc chiến khác gọi là “phi đô-la hóa” đang được nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil thúc đẩy, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc đồng USD trong thương mại. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về vị thế thống trị của đồng bạc xanh trong tương lai.

Xung đột Nga – Ukraina nổ ra vào tháng 2/2022 đã dẫn tới làn sóng trừng phạt tài chính do Mỹ dẫn đầu. Hai quyết định mạnh nhất trong số này là đóng băng gần một nửa (khoảng 300 tỷ USD) dự trữ ngoại tệ của Nga và loại các ngân hàng lớn của Nga khỏi SWIFT - hệ thống nhắn tin liên ngân hàng hỗ trợ thanh toán quốc tế. Những biện pháp trừng phạt này, được một số người gọi là “vũ khí hóa” của đồng USD, khiến Nga và Trung Quốc thúc đẩy cơ sở hạ tầng tài chính thay thế.

Tuy nhiên, không chỉ Bắc Kinh và Moscow, mà từ Ấn Độ đến Argentina, Brazil đến Nam Phi, Trung Đông đến Đông Nam Á - những tháng gần đây đã thúc đẩy nỗ lực hướng tới các thỏa thuận nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Theo các nhà kinh tế học chính trị, tâm điểm của các sáng kiến phi đô la hóa này là bởi lo ngại ngày nào đó Mỹ có thể sử dụng sức mạnh của đồng đô la Mỹ để nhắm mục tiêu vào các nước theo cách đã sử dụng để trừng phạt Nga.

Mặt khác, việc “vũ khí hóa đồng USD” cũng làm tăng giá trị của “đồng bạc xanh” so với các loại tiền tệ khác. Điều này được cho làm trầm trọng thêm tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính toàn cầu và tàn phá nền kinh tế thế giới.

Giữa những lo ngại này, một số ý kiến nhận định rằng, trong xu thế hướng tới một thế giới đa phương hơn, các hệ thống tài chính quốc tế mới có thể dần hình thành, thể hiện ở tỷ trọng dự trữ ngoại hối của đồng USD giảm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.