Đồng xu 1 cent gây chia rẽ nước Mỹ

Ông Donald Trump quyết định dừng sản xuất đồng tiền xu 1 cent với lý do chi phí sản xuất đã gấp đôi giá trị đồng xu. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế phản đối và cho rằng việc xóa sổ dần đồng 1 cent có thể khiến giá hàng hóa bị làm tròn, gây nhiễu loạn không đáng có.

 

Quan chức và các nhà kinh tế học tại Mỹ thảo luận việc bỏ xu 1 cent (penny) suốt hàng thập kỷ qua và việc này chỉ chấm dứt cuối tuần trước với quyết định của Trump.

Đồng xu 1 cent, tức 1/100 đô la Mỹ, về giá trị, nó tương đương với hơn 250 đồng Việt Nam. 

Ông Donald Trump ngừng sản xuất đồng xu này bởi lý do đơn giản, để sản xuất ra nó, Chính phủ tốn đến 2 cent. Theo báo cáo của Sở đúc tiền Mỹ, chi phí thực tế cao hơn, ở mức 3,7 cent. Trong đó 3 cent là sản xuất trực tiếp, còn 0,7 cent là chi phí lưu thông. Ông Trump nhân chia đơn giản, hàng năm Chính phủ nước này tốn hơn 190 triệu USD để đúc những đồng xu 1 cent đó.

Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng, việc dừng đúc tiền, tiến tới loại bỏ đồng xu 1 cent trong giao dịch có thể khiến giá cả các mặt hàng được làm tròn lên, tức làm tròn đến mức 5 cent. Như vậy, lạm phát sẽ diễn ra và trực tiếp ảnh hưởng đến những người nghèo hay dùng tiền mặt để mua sắm. 

Một lý do khác để người ta phản đối là dừng đúc đồng 1 cent thì phải đúc thêm đồng 5 cent để thay thế, lấp đầy khoảng trống cho các giao dịch giá trị nhỏ. Mà chi phí sản xuất đồng 5 cent lại tốn hơn rất nhiều, tới 13,8 cent. Và nhóm này cho rằng việc dừng đúc đồng 1 cent chỉ làm nước Mỹ tốn thêm ngân sách. 

Thực tế, nhiều quốc gia đã loại bỏ dần những đồng xu mệnh giá thấp ra khỏi lưu thông. Ví dụ như Canada đã làm vào năm 2013. 

Việc loại bỏ đồng xu mệnh giá thấp không xuất phát từ lập luận tiết kiệm chi phí sản xuất như ông Donald Trump đưa ra. Những người ủng hộ ý tưởng này cho rằng việc loại bỏ tiền xu mệnh giá thấp sẽ giúp giao dịch diễn ra nhanh hơn, đặc biệt là các giao dịch tại các cửa hàng tiện lợi, nơi tiền xu được dùng nhiều nhất. 

Ở Việt Nam, dù không có một lệnh chính thức nào, tự nhiên những đồng tiền như 100 đồng, 200 đồng, và sắp tới sẽ là 500 đồng đang dần biến mất. Lý do đơn giản vì lạm phát khiến những đồng tiền đó dần trở nên vô giá trị.

Về việc niêm yết giá, sự biến mất của những đồng tiền mệnh giá thấp không ngăn giá niêm yết đến từng xu lẻ. Bởi ở hầu hết các cửa hàng, người ta không thanh toán bằng tiền mặt mà thanh toán bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử, nơi giao dịch có thể thực hiện đến đơn vị từng đồng. 

Ngừng sản xuất có thể đơn giản, nhưng dừng sử dụng đồng 1 cent thì ông Donald Trump phải cần đến một đạo luật của Quốc hội. Khi đó, nếu được thông qua, có thể Chính phủ sẽ thu hồi lại những đồng 1 cent đang lưu hành và chi phí sẽ rất lớn. 

Có lẽ ông Trump sẽ để đồng 1 cent tự biến mất dần trong lưu thông sau khi ngừng sản xuất thêm chứ không đụng đến một đạo luật phức tạp. Đồng 1 cent ngày càng trở nên hiếm hoi khi Chính phủ dừng đúc tiền sẽ trở thành món quà lưu niệm thú vị, có giá trị, ít nhất là giá trị hơn 1 cent.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát triển kinh tế tư nhân cần chính sách bình đẳng giữa các doanh nghiệp, cụ thể là giữa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước tiên phong tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số.

Làn sóng đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực AI.

Bất ổn thương mại sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng toàn cầu, khiến đầu tư kinh doanh tại Liên minh châu Âu (EU) , Anh và nhiều quốc gia khác suy giảm.

Giá vàng thế giới đã ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp trong phiên giao dịch ngày 21/3 với mức tăng khoảng 1%, bất chấp sự điều chỉnh trong phiên cuối tuần.

Giá vàng thế giới và trong nước tiếp tục giảm trong ngày 22/3.