Đẹp, quý sản phẩm vòng tiện gỗ làng nghề Nhị Khê

Trong nhiều năm qua, vòng tiện gỗ đã trở thành một trong những phụ kiện thời trang được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Để làm ra những chiếc vòng gỗ đeo tay, đeo cổ cần trải qua nhiều công đoạn. Cùng tìm hiểu các công đoạn này tại làng nghề tiện gỗ nổi tiếng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.

Nguyên liệu làm vòng gỗ thường là cành và gốc của nhiều loại gỗ quý như Bách Xanh, Tuyết Tùng, Hoàng Đàn, Ngọc Am hay thậm chí những loại gỗ hiếm như Sưa Đỏ, Trầm Hương.

Từ các mẫu gỗ quý, người thợ sẽ đo lấy cữ để cắt thành các miếng gỗ có độ dày chính xác với kích cỡ hạt vòng cần chế tác, thường có các cỡ từ 6mm đến 20mm.

Vòng tiện gỗ đã trở thành một trong những phụ kiện thời trang được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

Tiếp theo, người thợ sẽ lắp dao dập hạt đúng kích cỡ vào máy để tiến hành dập tiện, và đục lỗ hạt. Quá trình này đòi hỏi sự chuẩn xác để đảm bảo mỗi hạt gỗ không chỉ đẹp về hình thức mà còn đồng đều về kích thước.

Sau khi dập tiện xong, các mảnh gỗ sẽ được đưa đến bàn đập tách hạt. Người thợ bằng đôi tôi lão luyện sẽ dùng đầu búa gõ nhẹ cho hạt gỗ lọt qua khe có độ rộng phù hợp trên bàn đập sao cho các hạt gỗ giữ được hình dạng tròn và không bị hỏng.

Hạt gỗ tách ra vẫn còn có dăm và gai nên sẽ được cho vào thùng quay đánh nhẵn bằng giấy giáp trong môi trường nước 3 đến 4 lần theo mức độ giấy giáp từ thô xuống mịn  để làm sạch và nhẵn bề mặt.

Sau đó cho vào thùng sấy khô có mức nhiệt độ ổn định, dựa kinh nghiệm làm nghề người thợ sẽ điều chỉnh lò sấy quay đều trong một thời gian cần thiết tuỳ theo kích cỡ hạt cần sấy to hay nhỏ.

Mỗi quá trình đều đòi hỏi sự chuẩn xác để đảm bảo mỗi hạt gỗ không chỉ đẹp về hình thức mà còn đồng đều về kích thước.

Hạt gỗ sau khi sấy khô sẽ tiếp tục đánh bóng thêm  một lần nữa trước khi cho vào thùng quay bóng tạo mầu sản phẩm. Việc tạo mầu sản phẩm mỗi hộ, cơ sở sản xuất sẽ có các công thức pha chế khác nhau theo kinh nghiệm sản xuất hay được truyền thụ lại.

Sau khi làm bóng xong hạt gỗ sẽ được phơi khô và xâu thành các sản phẩm vòng đeo tay, đeo cổ có kích thước và số lượng hạt khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất.

Sản phẩm vòng tiện gỗ làng nghề Nhị Khê được rất nhiều người yêu thích, bất kể tuổi tác hay giới tính. Ngoài việc giúp làm đẹp, thể hiện cá tính thì mùi thơm đặc trưng từ các loại gỗ quý còn đem lại nguồn năng lượng tích cực cho người đeo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.