Dự án cầu Đuống mới sẽ chậm tiến độ 3 năm
Thậm chí, theo Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải, nếu công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục gặp khó, mốc thời gian trên hoàn toàn có thể dài hơn.
Sau hơn 1 năm thi công, nhiều hạng mục của dự án cầu Đuống mới đã thành hình: trụ T4 đã gần đạt cao độ mặt cầu; trụ T5 đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo tiến độ hiện tại, chỉ một tháng nữa, các phần việc phức tạp nhất trên cầu sông Đuống sẽ hoàn thành, đảm bảo theo yêu cầu.
Ông Chu Văn Tiên - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương chia sẻ: "Với dự án cầu Đuống, hiện nhà thầu đã thi công được trụ T4, T5 và T3. Tổng khối lượng đã đạt 35%. Mặc dù thời tiết không ủng hộ, nhưng các đơn vị thi công, nhà thầu vẫn đảm bảo tiến độ theo mặt bằng mà chủ đầu tư giao cho".
Dự án cầu Đuống mới có một số hạng mục phải thi công dưới lòng sông, địa thế khó khăn, địa chất phức tạp; hơn nữa, đây lại là cầu dây văng, yêu cầu cao về công nghệ và kỹ thuật thi công. Do vậy, để đảm bảo tiến độ và chất lượng, thời gian qua, các đơn vị liên quan đều tập trung cao độ trong suốt quá trình triển khai dự án; đồng thời, vừa đảm bảo triển khai dự án, vừa hạn chế tối đa ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải thủy dưới lòng sông khi qua vị trí xây lắp.
Ông Thân Quốc Hưng, Tư vấn trưởng Dự án cầu Đuống mới cho biết: "Trong quá trình thi công, hạng mục cọc khoan nhồi, khu vực thi công địa chất rất phức tạp. Tuy nhiên, nhà thầu, các bên liên quan đều phối hợp, giải quyết mọi khó khăn, để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, bù lại tiến độ do đợt mưa bão khách quan vừa rồi".
Hiện dự án cầu Đuống còn cần triển khai 3 trụ, 2 mố và phần đường dẫn phía hai đầu cầu, trước khi hoàn thiện mặt cầu, trụ tháp và dây văng. Song, vướng mắc giải phóng mặt bằng đang là rào cản lớn.
Với tổng diện tích sử dụng đất khoảng gần 5ha, thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm, hiện mới chỉ có một phần là đất công được giải phóng mặt bằng. Phần lớn diện tích còn lại liên quan tới khoảng 130 hộ; trong đó, có 110 trường hợp phải thực hiện tái định cư thì vẫn đang gặp khó. Theo kế hoạch ban đầu, công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành và bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch vào tháng 7/2025, nhưng do thành phố Hà Nội phải điều chỉnh, bổ sung tiểu dự án tái định cư, mốc thời gian này buộc phải lùi lại.
Với phần mặt bằng đã được bàn giao phục vụ xây lắp, nhà thầu cho biết, chỉ khoảng 2 tháng nữa sẽ hoàn tất thi công. Mong muốn hiện tại của Ban Quản lý Dự án đường sắt và doanh nghiệp xây dựng là sớm có mặt bằng để duy trì thi công liên tục, sớm đưa dự án về đích, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.
Tình hình tội phạm ma túy vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhất là trên các tuyến trọng điểm như: tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam - thông tin được đưa ra trong buổi họp báo về kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024.
Theo báo cáo của Công an Thành phố, trong ngày 20/12, các Tổ công tác 141 đã kiểm tra, phát hiện 7 vụ, 10 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.
Công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa vừa hỗ trợ, giúp đỡ cụ ông ở quận Hà Đông tìm lại tài sản để quên trên xe taxi.
Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm đối với Trịnh Văn Quyết và 25 bị cáo trong vụ "đại án" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các công ty liên quan.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
0