Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa hẹn ngày về đích

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại TP.HCM thường xuyên bị đảo lộn. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi công, dự án giải quyết ngập do triều cường của thành phố với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể về đích.

Đây cũng là một trong những dự án điển hình về tình trạng lãng phí được Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đến tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mới đây.

Gia đình ông Vương Quốc Khánh sinh sống tại khu vực Quận 7, dù đã 4 lần nâng nền chống ngập nhưng mỗi khi vào mùa mưa và thủy triều dâng cao, cả nhà ông phải dùng tất cả vật dụng như bao cát, tấm chắn… để ngăn nước tràn vào. Số tiền mà gia đình ông Khánh phải bỏ ra để nâng nền, ngăn nước tràn vào nhà là hơn 240 triệu đồng sau 4 lần cải tạo. Chật vật với cuộc sống mưu sinh thế nhưng gia đình ông Khánh cũng ngậm ngùi bỏ ra số tiền để đồ đạc trong nhà không bị ảnh hưởng, hư hỏng.

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM gồm 6 cống ngăn triều (cống ngăn triều Tân Thuận, Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và cống ngăn triều Phú Định) và xây kè ven sông dài 7,8km từ Vàm Thuật đến sông Kinh. Được khởi công giữa năm 2016 có tổng vốn đầu từ gần 10.000 tỷ đồng.

Dự án là kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và Trung tâm TP.HCM. Mục tiêu là hiện hữu, tình trạng ngập úng càng trầm trọng hơn, thế nhưng gần 8 năm nay, công trình vận chưa thể đi vào hoạt động.

UBND TP. HCM cho biết, dự án đang có nhiều vướng mắc. Một trong số đó là không còn vốn để hoàn thành các hạng mục còn lại với khoảng 1.800 tỷ đồng. Việc phải xin ý kiến Chính phủ, các bộ, ngành về thời hạn giải ngân các khoản vay đã quá hạn tiếp tục kéo dài thời gian đưa dựa án vào hoạt động.

Tại phiên họp kinh tế - xã hội tháng 10 của UBND TP.HCM, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Dũng cũng đề nghị các sở, ngành tiếp tục theo sát, gỡ vướng để dự án về đích, tránh tình trạng lãng phí, ảnh hưởng kéo dài đến người dân.

Trước mắt, UBND TP.HCM đề xuất cho điều chỉnh dự án bởi hiện tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện đã thay đổi; thành phố sẽ kiến nghị cho điều chỉnh các điều khoản thanh toán trong hợp đồng song song với điều chỉnh tổng thể dự án. Đây là cơ sở để thành phố thanh toán, giải quyết nguồn vốn cho Trung Nam BT 1547 hoàn thành phần còn lại của công trình cũng như giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.

Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.