Dự án chống ngập tại TP.HCM 8 năm chưa xong

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực tại TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu có số vốn lên tới trên 10 nghìn tỷ đồng, 8 năm chưa cán đích, đang làm dấy lên câu hỏi về tính trách nhiệm và giải pháp khắc phục hậu quả.

Trong văn bản của Hội đồng kiểm tra công tác nghiệm thu dự án giải quyết ngập do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phụ trách, chỉ rõ, chủ đầu tư cùng các đơn vị tham gia đã có nhiều cố gắng thực hiện dự án trong điều kiện nguồn vốn và mặt bằng thi công khó khăn. Chấp thuận kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu giai đoạn 2, Hội đồng nghiệm thu kiến nghị UBND TP.HCM phải giải quyết thanh toán sớm nguồn vốn, để dự án sớm đi vào khai thác, vận hành.

Trả lời Đài Hà Nội về sự chậm trễ cấp vốn để dự án hoàn thành công đoạn cuối cùng và trách nhiệm tháo gỡ, Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho hay vướng mắc lớn nhất chính là việc không thể tiếp tục huy động khoảng 1.800 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thu nợ tái cấp vốn đối với Ngân hàng BIDV khoảng 3.560 tỷ đồng. Vì vậy, Ngân hàng BIDV không đủ cơ sở để ký Phụ lục hợp đồng tín dụng với Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 để trình Ngân hàng Nhà nước thực hiện gia hạn tái cấp vốn.

Thành phố đã đề xuất với Trung ương phương án ban hành Nghị quyết của Chính phủ để ủy thác từ ngân sách thành phố cho Nhà đầu tư vay hoàn thành công trình; phương án cho vay từ Công ty Đầu tư tài chính nhà nước thành phố; phương án sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, phương án thanh toán bằng ngân sách và quỹ đất theo tiến độ khối lượng công trình hoàn thành đã được kiểm toán… Nhưng đều chưa được thống nhất do các vướng mắc về quy định của pháp luật hiện hành.

Mỗi ngày, TP.HCM đang phải gánh lãi 1,73 tỷ đồng cho dự án và khoảng 6,5 triệu người dân thành phố chưa được hưởng lợi từ hiệu quả chống ngập.

Mới đây, UBND TP.HCM đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ được điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án, là cơ sở để thành phố có thể thực hiện việc thanh toán bằng các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT.

TP.HCM đang chờ được Trung ương chấp thuận đề xuất để sớm đưa công trình vào vận hành, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.