Dự án Công Viên Đống Đa chậm tiến độ

Công viên văn hoá, thể thao, vui chơi quận Đống Đa được TP. Hà Nội đầu tư xây dựng từ năm 2007. Tuy nhiên, từ đó đến nay dự án vẫn chưa thực hiện. Hàng nghìn mét vuông đất thuộc quy hoạch này đã bị lấn chiếm xây dựng nhà ở, cửa hàng kinh doanh buôn bán.

Dự án Công viên văn hóa, thể thao, vui chơi Đống Đa nằm trên khu đất vàng rộng 70.925 m2 thuộc địa bàn các phường Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình). Dù có quyết định thu hồi từ năm 2001 nhưng thực trạng ghi nhận trên dự án ở phía quận Đống Đa tồn tại 406 hộ dân với 1.692 nhân khẩu; quận Ba Đình là 56 hộ, 142 nhân khẩu ăn ở thường xuyên.

Khó khăn vướng mắc chính là về giải phóng mặt bằng, vướng mắc về chế độ chính sách tái định cư và giá đền bù chưa thoả đáng. Đến nay giai đoạn một dự án mới giải phóng mặt bằng được 1,9 ha đất công viên. Theo UBND quận Đống Đa, quận đã rà soát hiện trạng để lập hồ sơ báo cáo Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Trong trường hợp sở phê duyệt xong quận sẽ tổ chức thực hiện ngay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.