Dự án công viên văn hóa quận Hà Đông thành bãi hoang | Hà Nội tin mỗi chiều
Hiện trạng công viên nghìn tỷ được phê duyệt 25 năm trước tại quận Hà Đông
Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông nằm tại các phường Hà Cầu và Kiến Hưng, quận Hà Đông được phê duyệt từ năm 1998, với diện tích khoảng 98 ha, tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn đang quây tôn kín mít, khuôn viên ngổn ngang phế thải, vật liệu xây dựng, cỏ dại mọc um tùm.
Qua nhiều năm không triển khai, dự án dần trở thành bãi hoang, khiến cư dân thất vọng. Không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai, mà còn làm xấu cảnh quan đô thị. Một thời gian dài trước đây, tại địa điểm này còn xảy ra tình trạng sử dụng đất sai mục đích, gây bức xúc trong dư luận.
Hiện vẫn tồn tại không ít dự án như vậy ví dụ như dự án Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang thuộc địa phận phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, động thổ xây dựng từ cuối năm 2016, dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Nhưng sau khi khởi công khoảng 7 năm, đến nay, dự án vẫn quây tôn kín mít.
Một dự án khác là Công viên Chu Văn An được phê duyệt quy hoạch từ năm 2009 trên địa bàn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Thế nhưng đến nay, công viên vẫn đang chỉ là những bãi cỏ dại mọc hoang, cao quá đầu người. Tình trạng tương tự tại Công viên Kim Quy thuộc huyện Đông Anh từng được ví như Disneyland tại Việt Nam được động thổ từ năm 2016, qua 8 năm vẫn là cánh đồng hoang lạnh lẽo và trở thành nơi chăn thả gia súc của hộ dân.
Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, có nhiều công viên trong quy hoạch rất nhiều năm trong tình trạng dở dang khiến nguồn lực đất đai bị lãng phí nghiêm trọng. Những công viên vẽ ra cách đây cả thập kỷ nhưng thực ra vào đấy là những bãi cỏ hoang, là quán ăn, là những mảnh đất bị chiếm nham nhở. Từ thực tế này, có thể thấy công tác quản lý phần không gian xanh của thành phố, của đơn vị chức năng chưa làm đúng trách nhiệm, thể hiện năng lực quản trị trong việc gia tăng chất lượng sống đô thị còn yếu.
Giải “cơn khát” không gian xanh cho người dân Thủ đô
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện thành phố có gần 70 công viên, vườn hoa công cộng nhưng khoảng 70% trong số này xuống cấp. Cũng có tới hàng chục công viên xây dựng nhưng lại bỏ hoang hoặc chậm tiến độ. Nguyên nhân chính khiến các dự án này chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng bị vướng phải dừng thi công để chờ điều chỉnh quy hoạch.
Trao đổi về giải pháp cởi trói cho các dự án công viên chậm tiến độ, bỏ hoang tại Hà Nội, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng cần phải thành lập cơ quan liên ngành, rà soát lại thực trạng của các công viên trên địa bàn, kể cả Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng phải rà soát lại để đánh giá mức độ sai lệch, lãng phí hoặc chệch hướng trong quá trình phát triển công viên.
Từ đó, điều chỉnh lại theo quy hoạch phát triển chung của thành phố để đạt chất lượng cao nhất. Việc quản lý, vận hành các công viên cũng cần thay đổi, không thể kéo dài tình trạng các công viên trong nội thành đua nhau xuống cấp; công viên mới xây dựng hoặc bị treo, hoặc không mở cửa.
Theo ông Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam: "Chúng ta đều muốn phát triển để có thêm nhiều công viên, thế nhưng lại quên đi một điều, chúng ta đã có công viên nhưng chất lượng công viên như thế nào, hiện nay người dân cần cái gì thì lại chưa làm được".
Cũng theo vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam: "Những công viên đã có, cần được chỉnh trang, tôn tạo, nâng cấp cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng đời sống tinh thần ngày một cao của người dân. Công viên phải là nơi để người dân giao lưu, giao tiếp, thể hiện tính xã hội ở đó. Bản thân công viên là văn hóa, bộ mặt văn hóa, bản sắc văn hóa. Nếu không coi trọng công viên mà nghĩ nó như một khoảng trống vô hồn, ai vào, ra quần đùi áo số, đi bộ loăng quăng ở đó rồi đi về thì sẽ mất đi giá trị của công viên".
Sau hơn hai năm thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới 41 công viên, vườn hoa, đến nay các quận đã hoàn thành cải tạo 14 vườn hoa, đạt khoảng 31% kế hoạch.
Trong năm 2024, các quận tiếp tục hoàn thành 16 công viên, vườn hoa dự kiến đạt khoảng 67% kế hoạch. Đến năm 2025, dự kiến các quận hoàn thành nốt 11 công viên, vườn hoa, đạt khoảng 91% kế hoạch. Trong tương lai, thành phố Hà Nội sẽ mở ra một số mô hình mới về đầu tư công viên, cây xanh với chủ trương nói không với chuyện dựng hàng rào, bán vé thu phí vào công viên.
Thực tế, muốn hồi sinh công viên thì phải có nguồn lực, có người thực hiện, chịu trách nhiệm chứ không phải chỉ có khung pháp lý hoặc dự án trên giấy.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thiếu không gian công cộng, thiếu công viên cây xanh là một bài toán mà thành phố Hà Nội chưa thể giải được trong nhiều năm qua. Đặc biệt, các công ty quản lý công viên cây xanh thiếu chủ động cũng như thiếu đi sự sáng tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần của người dân. Khả năng tài chính của các công ty này khó có thể đáp ứng được yêu cầu đó, nhưng nếu họ có phương án và có các dự án đầu tư một cách cụ thể thì họ hoàn toàn có thể kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng các sân chơi.
Không chỉ dừng lại ở việc nâng cấр, cải tạo những công viên, vườn hoa đã xuống cấр mà chính quyền thành рhố, các quận, huyện, xã được рhân cấр quản lý cũng рhải quan tâm đến công viên, vườn hoa còn lại trên địa bàn, bảo đảm có một không gian xanh, sạch, đẹp, để người dân Thủ đô không còn phải 'khát' không gian vui chơi.
- Ngày 9/8, Metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ vận hành thương mại | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội khắc phục hậu quả úng ngập, ứng phó đợt mưa lũ mới | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thủ đô Hà Nội gắn mã QR ở các tuyến phố trung tâm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng được mua nhà ở xã hội | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0