Dự án đổi tên liệu có đổi vận?
Dự án D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh nay đã được đổi tên thành Hanoi Signature. Dự án này từng gây xôn xao dư luận khi ra mắt bởi sự xa hoa, đắt đỏ.

Vào thời điểm năm 2012, căn hộ tại đây được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13 tỷ đồng đến 27 tỷ đồng một căn. Tuy nhiên do chậm tiến độ, chủ đầu tư đã phải trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho khách hàng.
Vào thời điểm cuối tháng 6/2017, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án này. Cụ thể, về công tác quản lý chất lượng công trình, một số cá nhân chưa đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng; một số gói thầu thi công, biên bản nghiệm thu công việc căn cứ tiêu chuẩn xây dựng đã hết hiệu lực; không có giấy kiểm định thiết bị phục vụ thi công; 8 nhà thầu thi công không mua bảo hiểm theo cam kết hợp đồng….
Lùm xùm, tai tiếng trong quá khứ. Thế nhưng, sau khi đổi tên, dự án này đang được chào bán trên các trang mua bán BĐS với mức giá dao động từ 97 – 180 triệu đồng/m2 tùy căn, tùy vị trí Phỏng vấn chuyên gia BĐS….

Trên thực tế bối cảnh thị trường đang có dấu hiệu lũng đoạn về giá BĐS, nhất là chung cư đang thiết lập mặt bằng giá ảo, cao một cách phi lý. Trong khi đó, mức thu nhập của người dân không tăng, nên với mức giá đó, rất khó để người dân có thể tiếp cận và sở hữu.
Việc thừa phân khúc cao cấp và thiếu nhà ở vừa túi tiền, nhà ở giá rẻ cũng khiến cho thị trường không ổn định. Cung - cầu lệch pha gây ra nhiều hệ lụy mà hệ lụy lớn nhất chính là rất nhiều người không thể có nhà, an sinh xã hội không được đảm bảo.
Hơn nữa với những tai tiếng lùm xùm trong quá khứ cũng sẽ là một rào cản khiến dự án khó tiếp cận hơn với người dân.
Trên thực tế, tại Hà Nội có không ít dự án dính tai tiếng đã mở bán thành công sau khi được đổi tên.

Đơn cử, trước năm 2014, cái tên dự án Castle Plaza ở quận Bắc Từ Liêm được biết tới với hàng loạt tiếng xấu như chậm tiến độ, nợ tiền sử dụng đất. Thế nhưng, dự án đã sang trang khi được đổi tên thành Goldmark City. Chưa đầy hai năm sau tái khởi động, dự án với 5.000 căn hộ này đã cơ bản xây xong thô, dần hoàn thiện và bàn giao cho người mua.
Một dự án khác tại quận Hà Đông, đó là tòa CT3, thuộc Tổ hợp căn hộ The Pride. Thời điểm dự án phải hoàn thành là năm 2013, tuy nhiên lúc đó tòa CT3 mới xây xong phần đế công trình và bị “đắp chiếu” trong thời gian dài.
Sau đó tòa nhà được tái khởi động và đổi tên thành HP Landmark Tower. Cuối năm 2015, đầu năm 2016, Dự án đã đổi vận khi hoàn thiện và bàn giao căn hộ cho người mua nhà
Phóng viên hiện trường: Liệu rằng, sau khi đổi tên, dự án Hanoi Signature tại số 6 Nguyễn Văn Huyên có đổi vận như các dự án trên hay không? Và với sự tiếp quản của đơn vị phát triển mới, dự án này có những thay đổi như thế nào? Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin đến quý vị trong những bản tin tiếp theo.
UBND Thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 (đợt 5).
Từ tháng 2 đến nay, Xã Tả Thanh Oai đã ban hành 35 quyết định cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, hiện vẫn còn khoảng 40 công trình nằm trọng diện cần phải xử lý.
UBND TP. HCM vừa đưa ra quy định về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP. HCM.
Bộ Tài chính đang trình Chính phủ, dự thảo sửa đổi Luật về lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Hiện nhiều nơi khu vực dự án "đắp chiếu" trên địa bàn quận Ba Đình đang bị chiếm dụng biến thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, phế thải trái phép, tập kết rác thải... gây ô nhiễm môi trường.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội đang bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí nguồn lực đất đai và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
0