Dự án đường Âu Cơ - Nghi Tàm có thể lại lỡ hẹn

Sau thời gian tạm dừng thi công, dự án cải tạo, nâng cấp đường Âu Cơ - Nghi Tàm đã hoạt động trở lại từ giữa tháng 11 năm ngoái và được điều chỉnh tiến độ hoàn thành là cuối năm 2024. Nhưng do là trục giao thông huyết mạch, thành phố đã chỉ đạo dự án đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu 30/6 thông xe kỹ thuật công trình. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư dự án đang lo lỡ hẹn một lần nữa vì không có mặt bằng để thi công.

Đây là hiện trạng của tuyến cáp ngầm 110kv Tây Hồ - Yên Phụ do Tổng công ty Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Chạy dọc theo đường nội bộ của đường Âu Cơ - Nghi Tàm, qua 2 tháng thi công. Đến nay, Ban quản lý dán phát triển điện lực  Hà Nội mới chỉ bàn giao được 200m tuyến và 2 vị trí hầm cáp, chiếm khoảng 12% khối lượng mặt bằng được bàn giao. Dán hạ ngầm tuyến cáp điện chậm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi công mở rộng đường Âu Cơ.

Do dự án thi công kéo dài, lại phải nghỉ trong mùa mưa bão nên chúng tôi nhận được mặt bằng muộn, mới từ tháng 11 năm ngoái. Việc triển khai chậm không phải do năng lực nhà thầu hạn chế…

Ông Nguyễn Huy Mạnh– Giám đốc Ban QLDA phát triển điện lực Hà Nội

Theo phương án kỹ thuật, để có thể phân luồng tổ chức giao thông sang hai bên đường nội bộ và triển khai thi công tuyến chính, đòi hỏi phía điện lực phải bàn giao lại mặt bằng cho dự án giao thông trước ngày 15/3.

Tại buổi kiểm tra hiện trường ngày 6/3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: do tầm quan trọng của công trình, dán không thể lùi tiến độ hơn nữa. Do đó, các bên phải tích cực phối hợp tháo gỡ vướng mắc. Đặc biệt, Điện lực Hà Nội phải tăng cường huy động máy móc, nhân lực, đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến cáp ngầm.

Thuộc giai đoạn 2 của dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, dự án cải tạo, mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm kết hợp hạ cốt đê và thay thế một phần đê đất bằng đê bê tông cốt thép đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân, có chiều dài khoảng 3,7km, tổng mức đầu tư 544 tỷ đồng. Dự án khởi công từ cuối năm 2019, nhưng do liên quan đến tuyến đê trọng yếu, không được thi công trong mùa mưa bão và phải thay đổi thiết kế để đảm bảo an toàn phòng chống lũ nên thi công kéo dài từ đó đến nay. Để giảm ùn tắc giao thông, thành phố yêu cầu dự án đến 30/6 phải thông xe kỹ thuật toàn tuyến và hoàn thành các hạng mục còn lại, đưa vào sử dụng vào dịp 10/10 năm nay./. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây đúng một năm, bờ vở sông Hồng còn là một bãi rác phía sau thành phố, chứa khoảng 200 tấn rác thải, cỏ dại mọc um tùm. Nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng, bãi đất hoang đầy rác 9.000m² đã thay da đổi thịt thành không gian xanh.

Khu dân cư mới và Khu đất dịch vụ phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, được đầu tư hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, khu vực này bị để hoang hóa, rác thải, phế thải đổ bừa bãi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.

Dự án cải tạo nâng cấp Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Phúc Thọ là công trình trọng điểm, Ban Quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng huyện xác định đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công phải được đặt lên hàng đầu.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai, triển lãm lần này có chủ đề “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”, sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn lần thứ nhất, diễn ra nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 310 về việc phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng Công dân Thủ đô số - iHanoi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 – 2026.

Triển khai kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Ai Cập và Nam Phi từ ngày 24/10 đến 1/11.