Dự án Kênh Việt Happiness Station: “Trạm hạnh phúc” của tiếng Việt

Nhà văn Kiều Bích Hương cùng các cộng sự đặt tên cho dự án của Kênh Việt Happiness Station, có nghĩa là “Trạm hạnh phúc”. 2 năm qua, kênh phát thanh tiếng Việt có trụ sở tại Bỉ đã truyền đi những niềm vui, thông điệp về giá trị của sự tử tế, cảm hứng sống đẹp cũng như tinh thần cống hiến của người Việt Nam ở nước ngoài.

 

Nhà văn Kiều Bích Hương (bên trái) tại chương trình Tết Việt tại Bỉ. 

Ý tưởng làm những podcast trò chuyện với người gốc Việt, người Việt Nam ở nước ngoài rồi đọc cho nhau nghe được chị Hương nhen nhóm vào mùa xuân năm COVID-19 thứ 2. Đó cũng là thời điểm chị Hương vừa học xong khóa học nghề thư viện ở Bỉ nên có thêm kỹ năng tìm kiếm, sàng lọc và khai mở thông tin bổ trợ cùng kinh nghiệm làm phóng viên ở Việt Nam trước đây.

Với sự quyết tâm của các thành viên, dự án chính thức lên sóng từ ngày 1/5/2022 nhằm mục đích gửi gắm tình yêu và mong muốn giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Để phát sóng Kênh Việt không phải chuyện dễ, đặc biệt là thuyết phục người Việt ở nước ngoài dành thời gian chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, kênh đã nhận được sự giúp đỡ công tâm và vô tư của nhiều cộng tác viên.

Chị Hương cho biết: “Họ là bác sĩ thú y ở Bỉ, nhân viên bán hàng ở Scotland, người kinh doanh ở Anh và Ba Lan, giáo viên tại Thái Lan, học sinh trung học từ Cộng hòa Czech, cô chủ tiệm móng ở Đức, một dịch giả tại Pháp, bà nội trợ ở Ý...

Sự đa giọng điệu này khiến các podcast có nhiều cảm xúc hơn, khoảng cách địa lý ngắn lại khi người nghe dễ dàng tiếp cận trên các nền tảng Facebook, Spotify, YouTube...  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản đã tạo dựng một ngôi nhà chung đầm ấm, trở thành điểm tựa vững chắc cho các bạn trẻ Việt Nam đang sống và học tập tại xứ sở hoa anh đào.

Có những khu vực mà hình ảnh người Việt ít được nhắc tới, cho dù chỉ là đi qua. Nhưng, vì tương lai của những vùng đất khó khăn chồng chất như Angola, thì những người Việt trẻ đã và đang thực hiện những công việc cụ thể mang lại hạnh phúc, nụ cười và cả niềm tin cho người dân bản xứ, sẽ giúp họ thấy rõ hơn hình ảnh và con người Việt Nam.

Trần Phương Ly đam mê hội họa từ nhỏ, nhưng phải đến khi theo học tại Moscow, hội hoạt mới thực sự sống trong chị và cùng từ đó hình ảnh quê hương Việt Nam lan tỏa theo từng nét vẽ. Những tác phẩm của Phương Ly mang đến cho bạn bè năm châu những góc nhìn đa dạng về quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Chelsea Flower Show, triển lãm hoa thường niên danh giá nhất thế giới, được ví như world cup cho những người làm vườn và yêu thích cắm hoa. Rose Cao, một cô gái Việt đầu tiên đã được nhận giải thưởng cao quý nhất của triển lãm này.

Với Nguyễn Phan Bảo Thụy, nước Pháp rất gắn bó với con đường sự nghiệp của anh. Và với mong muốn phát huy văn hóa Việt Nam, cũng như gắn kết cộng đồng sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Phan Bảo Thụy không ngừng nỗ lực xây dựng Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp ngày một lớn mạnh.

Nguyễn Tuấn Nghĩa, chàng trai trẻ 18 tuổi quyết định đu du học tại Vương quốc Bỉ đã có sự sáng tạo đầy ý nghĩa, khi lấy chính quá trình du họhocjuar mình là một sự trải nghiệm chia sẻ với cộng đồng các bạn trẻ Việt Nam đang có mong muốn sang Bỉ du học. Từ phương pháp học tập, khám phá đất nước Bỉ đến ẩm thực, cách sinh hoạt hằng ngày, phong tục, tập quán của nơi xứ người... tất cả đều được Nguyễn Tuấn Nghĩa chia sẻ trên kênh MXH cá nhân của mình.