Dự án nghĩa trang Yên Kỳ chậm tiến độ, dân thiệt
Hiện còn đến 2,3 ha đã phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa chi trả tiền cho người bị thu hồi đất, trong đó nhiều diện tích bị san lấp, khiến cuộc sống không ít hộ dân bị đảo lộn.
Hơn 10 năm qua, gia đình anh Nguyễn Văn Thành sinh sống trong cảnh tạm bợ tại thôn Phú Mỹ A, trên phần đất nằm trong diện tích thu hồi thực hiện dự án nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn một.
Gia đình anh Thành sống trong cảnh thiếu điện, nước sinh hoạt, nhà cửa dột nát, sửa chữa chắp vá. Gia đình anh cùng 15 hộ dân trong thôn chưa nhận được tiền đền bù, chưa được bố trí đất tái định cư.
Anh Nguyễn Văn Thành ngậm ngùi: “Nhà cửa chuồng trại sập hết, năm 2019 nước đầy không ở được phải đi ở nhờ, bố tôi ốm tôi phải quay trở lại, vay mượn để sửa lại nhà”.
Dự án đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn một) trên địa bàn xã Phú Sơn có diện tích là 179,3 ha, liên quan đến 584 hộ.
Tính đến năm 2023, cơ quan chức năng đã xác nhận nguồn gốc đất và phê duyệt phương án bồi thường được 15 đợt cho 452 hộ dân, với 105 ha. Tuy nhiên, trong số này, còn 2,3 ha chủ đầu tư chưa chi trả tiền đền bù cho người dân, tương đương số tiền hơn 10 tỷ đồng. Khu đất tái định cư dành bố trí cho người dân cũng trong tình trạng bỏ hoang.
Ông Phùng Văn Minh (thôn Phú Mỹ A) bức xúc: “Đề nghị chi trả tiền cho chúng tôi, để chúng tôi hỗ trợ cho con cháu chứ chúng tôi cũng nhiều tuổi, sống không được bao lâu nữa”.
Dự án có quy mô 200,3 ha, phải thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2019, vẫn còn hơn 95 ha chưa giải phóng mặt bằng trong khi dự án đã quá thời hạn thực hiện.
Vì dự án chưa được UBND Thành phố Hà Nội gia hạn nên mọi công việc liên quan đến chi trả tiền cho người dân vẫn “giậm chân tại chỗ”. Dự án một chưa xong, việc triển khai dự án nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn hai đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trong điều kiện khó khăn, như không được đầu tư về cơ sở vật chất, đường giao thông, nước sạch.
Ông Chu Bá Thành – Phó Chủ tịch xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, cho biết: “Theo kế hoạch phê chuẩn của thành phố về sử dụng đất đai đến 2030 thì không có dự án, nhưng trong kế hoạch đầu tư xây dựng vẫn có, nếu như không triển khai, đề nghị thành phố đưa ra khỏi danh sách đầu tư xây dựng giai đoạn hai nghĩa trang Yên Kỳ”.
Sau nhiều lần người dân kiến nghị trong các kỳ tiếp xúc đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thành phố, UBND huyện Ba Vì đề nghị các cấp và chủ đầu tư chi trả sớm tiền cho các hộ đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Huyện mong được các sở, ngành quan tâm, đôn đốc Công ty Bình Minh trình UBND thành phố điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện dự án, tiến độ này được đẩy nhanh để người dân đỡ thiệt thòi.
Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
0