Dự án phục dựng 10.000 chân dung liệt sĩ bằng AI

Nhằm tri ân những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập cho đất nước, sáng nay, dự án cộng đồng Antory.AI phối hợp với trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã khởi động dự án phục dựng khoảng 10.000 ảnh liệt sĩ.

Ông Tuấn Dương, 73 tuổi không khỏi xúc động khi cầm trên tay tấm ảnh của em trai mình là liệt sĩ Trịnh Thúc Doanh, đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi mới 19 tuổi. Từ bức ảnh mờ nhòe mà gia đình lưu lại được, với sự trợ giúp của công nghệ AI, bức ảnh về liệt sĩ Doanh trở lại chân thực, rõ nét hơn, mở ra hy vọng cho hàng triệu gia đình thân nhân liệt sĩ.

"Công việc này rất tốt, hình ảnh sinh động, vừa mang tính khoa học kỹ thuật vừa nhân văn. Hiện nay rất nhiều gia đình thân nhân liệt sỹ đều rất cần đến công cụ này." - ông Dương chia sẻ

Nằm trong giai đoạn hai của website số hóa mộ liệt sĩ lietsi.com, các tình nguyện viên đang tiến hành phục dựng hình ảnh những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Bắt đầu bằng việc phục dựng hình ảnh 10 cô gái ngã Ba Đồng Lộc dự án nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. Dự án tiếp tục phối hợp với hàng ngàn sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa Trường Cao đẳng FPT Polytechnic để phục chế 10.000 ảnh liệt sỹ bằng công nghệ AI. Mục tiêu hoàn thành 1.000 bức ảnh trước Tết Nguyên Đán.

Lợi thế sử dụng AI là chân dung nhân vật được dựng lại trên cơ sở các chi tiết sẵn có. Trải qua nhiều bước, trí tuệ nhân tạo sẽ khiến bức hình tốt lên, đặc biệt vẫn giữ được thần thái và biểu cảm của nhân vật. Tiềm năng ứng dụng AI trong phục chế là rất lớn. Trong thời gian tới, dự án Antori.AI hy vọng sẽ sáng tạo thêm hoạt cảnh, minh họa, chuyển động để đưa những hình ảnh liệt sỹ đến gần hơn và sống mãi trong lòng dân tộc, đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/5 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vẫn giữ cho mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính. Đây là điểm đến thú vị với những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Bộ xưa.

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.