Dự án sông Tích - giám sát khơi thông điểm nghẽn

Trước khi được giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố (HĐND TP), dự án sông Tích còn vướng mắc 54 ha, đơn vị thi công cũng rất khó khăn trong quá trình đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Năm 2022, được sự giám sát của HĐND TP Hà Nội thì đến thời điểm này dự án sông Tích đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở mặt bằng hiện có thì tiến độ thực hiện dự án đã cơ bản đáp ứng được tiến độ đề ra.

Khởi công từ năm 2011, sau hơn 10 năm chậm triển khai, đến thời điểm này giai đoạn một dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích đang dần hoàn thành. Các hạng mục quan trọng của dự án như cụm công trình đầu mối, đường dẫn lòng kênh đã hoàn thành 90%. Ông Vũ Trung Tuấn - Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh - đơn vị thi công dự án, vẫn nhớ thời điểm năm 2019, khi dự án phải dừng thi công do không có mặt bằng, máy móc, thiết bị phải “đắp chiếu” nhiều tháng liền. Bây giờ, như ông Vũ Trung Tuấn nhận xét, công việc đang rất trôi chảy.

Giải phóng mặt bằng cho dự án sông Tích. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Quá trình triển khai thực hiện dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích, khó khăn lớn là công tác giải phóng mặt bằng. Một số hộ dân chưa đồng thuận, đòi hỏi giá bồi thường vượt quá quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xác định nguồn gốc đất và tài sản trên đất rất phức tạp do những vi phạm tồn đọng qua nhiều thời kỳ. Hoạt động giám sát của HĐND Thành phố, cũng như của HĐND huyện Ba Vì tôn trọng, đề cao quyền lợi hợp pháp của người dân, tạo nên sự đồng thuận lớn. Điều này đã giúp UBND huyện Ba Vì tháo gỡ các khó khăn về xác định nguồn gốc đất, tác động tích cực đến công tác tuyên truyền vận động người dân. Từ 54ha diện tích cần giải phóng mặt bằng tại thời điểm tháng 7/2022, đến nay chỉ còn 0,4ha. Ông Trần Quang Khuyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì đánh giá, hoạt động giám sát  của HĐND thực sự khơi dòng điểm nghẽn. Theo ông Đinh Công Sơn - Giám đốc Ban duy tu các công trình Nông nghiệp phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, kết quả đạt được tại dự án sông Tích là minh chứng cho thấy hoạt động giám sát của HĐND thành phố, góp phần thúc đẩy Dự án đẩy nhanh tiến độ.

Dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích với tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, là dự án trọng điểm của thành phố, được khởi công từ năm 2011 nhưng rất chậm tiến độ. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND thành phố đã đặt ra yêu cầu chủ đầu tư, các quận, huyện có dự án đi qua phải tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công; huy động cao nhất lực lượng, phương tiện, vật tư để tập trung thi công, bảo đảm đưa nước sông Ðà vào sông Tích trong thời gian sớm nhất. Bà Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, quá trình giám sát, HĐND Thành phố đã cùng với Ủy ban nhân dân Thành phố, các ban ngành liên quan rà soát cơ chế, chính sách còn mâu thuẫn, bất cập, kịp thời tháo gỡ. Cái đích cuối cùng là Dự án trọng điểm được hoàn thành sớm nhất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của huyện, Thành phố cũng như đáp ứng kỳ vọng của cử tri.

Dự án sông Tích chỉ là một trong nhiều minh chứng rõ nét cho hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên, rốt ráo của HĐND thành phố Hà Nội. Ngoài ra có thể kể đến một số dự án khác như: Dự án Đường Vành đai 3.5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32; Dự án Bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng, huyện Hoài Đức; Các dự án cấp nước tập trung trên địa bàn thành phố. Hiệu lực, hiệu quả góp phần đưa các chính sách, kế hoạch của TP Hà Nội đi vào thực tiễn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô là đích đến của hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ này./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.