Dự án tiêu thoát nước phía Tây vẫn vướng mặt bằng
Tình trạng ngập úng thường diễn ra khi có mưa lớn, nhất là tại các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân và huyện Hoài Đức. Đây là những địa phương nằm trong phạm vi tiêu thoát nước của dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa.
Do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên việc thi công cứng hóa kênh dẫn nước La Khê bị chậm tiến độ, trạm bơm Yên Nghĩa chỉ có thể hoạt động cầm chừng, trong khi khu vực phía Tây Hà Nội vẫn thường xuyên ngập úng.
Ông Trần Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Ban Duy tu - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cho hay: “Trong cơn bão số 3 vừa rồi, do công trình chưa hoàn thành dẫn đến việc vận hành tổ công tác của máy chỉ chạy được 7/10. Nếu như dự án hoàn thành thì sẽ góp phần cho việc chống úng tiêu phía Tây của Hà Nội”.
Khó khăn lớn nhất trong thực hiện dự án cứng hoá kênh La Khê là việc giải phóng mặt bằng, bởi lâu nay, trên phạm vi hành lang kênh La khê có nhiều hộ dân có nhà ở ổn định hàng chục năm nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính quyền quận Hà Đông và các đơn vị chức năng đã liên tục tuyên truyền, vận động, đối thoại với các hộ dân để thực hiện chế độ chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư theo quy định. Đến nay, về cơ bản các hộ đã tự giác chấp hành, bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.
Đối với những hộ dân chưa chấp hành, quận Hà Đông đã thiết lập hồ sơ để cưỡng chế thu hồi đất theo quy định. Riêng tại phường Quang Trung, địa bàn còn 135 hộ chưa bàn giao mặt bằng, UBND quận vừa tổ chức cưỡng chế đợt 3 đối với 32 hộ thuộc tổ dân phố số 6, 7, 14, 15.
Ông Hoàng Văn Tám, Chủ tịch UBND phường Quang Trung, cho hay: “Kết quả công tác tuyên truyền khá khả quan khi 15/32 hộ đã chấp hành ký biên bản bàn giao đất để nhà nước thực hiện dự án. Từ giờ đến cuối giờ chiều, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ gia đình ký biên bản bàn giao đất để Nhà nước thực hiện tổ chức dự án”.
UBND quận Hà Đông đã thực hiện đầy đủ, tối đa các chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ diện thu hồi đất thực hiện dự án. Đồng thời tiếp tục có báo cáo nêu một số kiến nghị với UBND thành phố để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hộ sau khi thu hồi đất. UBND thành phố đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, xem xét.
Theo ước tính của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), trong số 281 triệu người di cư trên thế giới thì có 87 triệu người - tương đương khoảng 31% ở độ tuổi dưới 30. Những người trẻ đóng vai trò quan trong việc thúc đẩy di cư an toàn và hợp pháp.
Ban Tổ chức khởi nghiệp Quốc gia và Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức chương trình “Khởi nghiệp Nông nghiệp”, với mục tiêu góp phần tạo bước đệm thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Năm 2024, quận Ba Đình đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách được giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 6.729 tỷ đồng, đạt 106% dự toán pháp lệnh.
UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách, biên chế hành chính sự nghiệp và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Nhiều người dân Thủ đô sau khi đã cài đặt và trải nghiệm ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" đều đánh giá đây là một ứng dụng rất hữu ích với nhiều tiện ích thông minh, trở thành cầu nối giúp chính quyền và người dân Hà Nội gần nhau hơn bao giờ hết.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là trong dịp lễ, Tết, Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn với nhiều biện pháp quyết liệt.
0