Dự án treo để lãng phí đất gần 20 năm
Cách đây gần 20 năm, những thửa ruộng tại huyện Quốc Oai là bờ xôi ruộng mật, một năm sản xuất hai vụ lúa, đảm bảo lương thực cho người dân. Tuy nhiên, năm 2008, tỉnh Hà Tây trước đây đã ban hành quyết định thu hồi hơn 116 ha đất nông nghiệp tại xã Đồng Quang và xã Nghĩa Hưng để tạm giao cho Ban quản lý dự án quy hoạch nhà vườn sinh thái nông nghiệp công nghệ cao Đồng Quang thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và lập dự án nhà vườn sinh thái. Song đến nay, dự án không thấy đâu, khu vực đồng ruộng rộng lớn trở nên hoang hóa.
Ông Nguyễn Ngọc Bỉnh, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cho biết: "Trong khi dân không có đất làm nông nghiệp thì toàn bộ ruộng đất lại bị bỏ hoang gây lãng phí cho nhà nước và người dân".
Cũng trên địa bàn huyện Quốc Oai còn có dự án Khu đô thị Tiến Xuân Sudico, quy mô hơn 1.200 ha thì có 900 ha thuộc xã Đông Xuân, đã để treo suốt 17 năm qua. Dù chưa thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng người dân trong phạm vi dự án đang gặp nhiều khó khăn.
Luật Sư Nguyễn Xuân Phương, Giám đốc công ty luật TNHH Thường Tín Phát, cho biết: "Luật đất đai 2024 đã quy định rất rõ thời hạn đưa đất vào sử dụng, thời hạn triển khai dự án và nếu không thực hiện đúng sẽ bị thu hồi dự án. Vấn đề đặt ra là cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, cơ quan nếu để dự án treo kéo dài. Bên cạnh đó, cần công khai thông tin dự án để xã hội giám sát".
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Để dự án treo kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, các ngành chức năng và chính quyền cần thực hiện nghiêm các qui định để không tồn tại dự án treo".
Chế tài xử lý các dự án không triển khai, chậm tiến độ đã rất rõ ràng, cụ thể, phải được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Để dự án treo kéo dài còn có trách nhiệm của chính quyền và cơ quan quản lý các cấp. Đây là vấn đề đang được Hà Nội tập trung giải quyết khi đang rà soát, xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.
Đánh giá về tác động chung của nền kinh tế, các chuyên gia cho biết năm 2024 mang đến nhiều thay đổi và biến động có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường bất động sản.
Các dự án treo, chậm tiến độ gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Hai dự án treo tại huyện Quốc Oai là ví dụ điển hình.
Thu ngân sách của Hà Nội lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng. Thành phố dự kiến thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất, trong đó tiền sử dụng đất khoảng 36.100 tỷ, tăng hơn 40%.
Dòng vốn đầu tư vào bất động sản giảm trên toàn cầu, nhưng ngành này lại là điểm sáng hút vốn ngoại của Việt Nam năm nay.
Vào ngày 21/12/2024, tại Khách sạn Sheraton (KĐT Vinhomes Imperia, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) sẽ diễn ra sự kiện mở bán Hồng Bàng Midtown. Đây là dự án nhà phố thương mại đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư kinh doanh bởi sở hữu vị trí đắc địa và tiềm năng kinh doanh vượt trội.
Sáng ngày 18/12, tại văn phòng bán hàng dự án Anlac Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội), lễ ký kết hợp tác phân phối sản phẩm thấp tầng đợt 3 giữa chủ đầu tư AnLac Group và Đất Xanh Miền Bắc đã chính thức diễn ra.
0