Dự án 'vẽ' và những thiệt thòi cho người mua

Tình trạng phân lô, bán nền, vẽ dự án “bán lúa non” tràn lan vẫn đang để những hệ lụy với các cuộc khiếu kiện và mâu thuẫn giữa khách hàng cùng chủ đầu tư. Và những quy định trong các bộ luật mới được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng này, từ đó bảo vệ những khách hàng “mua nhà trên giấy”.

Nhiều người hẳn vẫn thấy lạ khi mà mới đây, một UBND phường đã trưng ra nhiều biển cảnh báo. Đây được xem là việc chưa có tiền lệ nhưng cần phải làm và nhận được sự ủng hộ. Bởi câu chuyện về hơn 300 khách hàng mua nhà của một Tập đoàn lớn bỗng dưng bị dính “nợ xấu ngân hàng” vẫn còn đó.

Rồi vụ việc nhiều người chi tiền tỷ đặt cọc dự án ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) nhưng tận khi làm thủ tục xây nhà mới biết mua “nhầm” đất không theo qui hoạch …  vẫn đang là nhỡn tiền.

Dự án 'vẽ' và những thiệt thòi cho người mua

Có thể nói việc bán dự án chưa đầy đủ pháp lý hay đơn phương chấm dứt bảo lãnh rồi thay đổi tiến độ bàn giao nhà khiến người mua không thể giao dịch, rơi vào nợ xấu - nêu trên - chỉ là ví dụ tiêu biểu. Khi mâu thuẫn nảy sinh kéo theo kiện cáo mất nhiều công sức, tiền của trong đó người dân thường chịu thiệt thòi.

Ông Hoàng Hướng - Đoàn Luật Sư Hà Nội cho biết: ''Người mua thường không đọc kỹ hợp đồng. Các chủ đầu tư luôn có các điều khoản ràng buộc có lợi cho phía họ…''

Cần khẳng định, không phải luật hiện hành bỏ quên các các qui định nhằm bảo vệ người mua nhưng do có kẽ hở nên chủ đầu tư có cơ hội “lách luật”. Ví dụ như quy định chủ đầu tư phải có nguồn vốn xây dựng hạ tầng, sau đó Sở Xây dựng chấp thuận, mới được gọi vốn của khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã huy động vốn theo hình thức đặt cọc, giữ chỗ với số tiền rất lớn trong khi cơ sở pháp lý và tiến độ dự án chưa hoàn chỉnh.

Doanh nghiệp đã huy động vốn theo hình thức đặt cọc, giữ chỗ với số tiền rất lớn trong khi cơ sở pháp lý và tiến độ dự án chưa hoàn chỉnh.

Việc minh bạch thông tin trên thị trường BĐS lâu nay vẫn bị xem là thiếu và yếu. Nhiều người mua thường đặt niềm tin vào thương hiệu doanh nghiệp - thậm chí mua theo tâm lý đám đông và chịu thiệt thòi

Ông Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế chia sẻ: "Nguyên tắc của thị trường và nhiều nước phát triển là “tiền trao cháo múc” trong khi đó nhiều nhà đầu tư bỏ tiền và đợi nhà".

Các bộ Luật mới có tác động lớn tới thị trường BĐS có hiệu lực từ 1/8. Với nhiều quy định rõ ràng như: dự án hình thành trong tương lai chỉ được thu đặt cọc không quá 5%; Chủ đầu tư chậm 24 tháng không đưa vào sử dụng đất sẽ bị thu hồi.v.v. hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng “bán nhà trên giấy”.

Luật đã chặt chẽ hơn, nhưng thực thi thế nào để loại bớt những chủ đầu tư làm liều như biến đất công, đất cổ phần hóa chưa xong thủ tục thành dự án gây hại cho khách hàng... lại cần các văn bản hướng dẫn thi hành Luật một cách cụ thể.

Các bộ Luật mới có tác động lớn tới thị trường BĐS có hiệu lực từ 1/8

Và trong lúc đợi sự hoàn thiện từ chính sách pháp lý,  khuyến cáo được đưa ra đó là cần tìm hiểu kỹ càng về tính pháp lý, chủ đầu tư và đặc biệt là các điều kiện ràng buộc tại Hợp đồng khi chúng ta mua một sản phẩm bất động sản bất kỳ.

Khi nhu cầu về nhà ở tại đô thị như Hà Nội vẫn là rất lớn thì mua nhà hình thành trong tương lai - sẽ được nhiều người lựa chọn. Và để đảm bảo các quyền lợi của mình, quý vị hãy đừng quên các lưu ý sau:

Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai:

Với nhà ở hình thành trong tương lai (hay nhà ở chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu) - việc chuyển nhượng thực hiện bằng hình thức duy nhất là chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.

Điều kiện chuyển nhượng: 

- Thực hiện trước khi có hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện theo từng căn nhà/căn hộ riêng lẻ

- Trường hợp có nhiều căn nhà/căn hộ riêng lẻ thì phải chuyển nhượng tất cả căn nhà/căn hộ có trong hợp đồng

- Nếu chuyển nhượng lại một hay một số căn (trong tòa nhà) phải ký lại hợp đồng hoặc bổ sung phụ lục

Trình tự thủ tục chuyển nhượng :

Bước 1 : hai bên lập văn bản chuyển nhượng theo mẫu qui định

Bước 2 : cong chứng van bản chuyển nhượng nếu bên chuyển nhượng không có chức danh kinh doanh bđs.

Hồ sơ cong chứng bao gồm: 

- 7 bản chính văn bản chuyển nhượng

- Bản chính hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư ( cần chú ý : nếu đã từng chuyển nhượng thì cần phải có văn bản chuyển nhượng trước đó)

- Giấy tờ tuy than của ben chuyển nhượng

Bước 3 : đến cơ quan thuế hoan thành các thủ tục về thuế, phí

Bước 4 : yêu cầu chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng.

Trong hồ sơ này sẽ bao gồm :

- 5 bản chính của  văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 1 bản của bên chuyển nhượng

- Bản chính hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư (nếu đã từng chuyển nhượng thì phải có văn bản chuyển nhượng lần trước)

- Bản sao giấy chứng thực bàn giao nhà ở (nếu đã nhận bàn giao)

- Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng

- Bác giấy tờ tùy thân của bên chuyển nhượng

Lưu ý: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ trên, chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản kinh phí nào.

Theo quy định: bên nhận chuyển nhượng cuối cùng sẽ là người được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.