Dự báo xu hướng đầu tư BĐS năm 2023

Với kịch bản tín dụng 2023 tiếp tục bị siết chặt, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên tập trung vào các bất động sản ven khu công nghiệp, nhà phố và sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực.

Nhà phố tại những khu vực có hạ tầng dân cư, liên kết vùng tốt, dân cư hiện hữu sẽ có tiềm năng trong 12 tháng tới. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ông L.T. (45 tuổi), một người chuyên đầu tư bất động sản tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết gần đây anh chọn gửi tiền ngân hàng chứ chưa dám "tất tay" vào kênh nào.

"Thấy thị trường không thuận lợi nên tôi đã bán vài lô đất không có tiềm năng sinh lợi cao rồi gửi tạm ngân hàng kỳ hạn 3 tháng.

Nay sắp tới hạn tất toán, tôi khá băn khoăn không biết nên gửi tiền tiếp vì lãi suất đang tăng cao, hay tận dụng lúc bất động sản đang khó khăn để 'bắt đáy'. Mà với tình hình hiện tại, tôi cũng chưa biết nên đầu tư loại hình nào cho an toàn nhất", ông bày tỏ.

Ông Mạnh Quốc (nhà đầu tư ở Bắc Ninh) quyết định gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng mà không dám đầu tư vào kênh nào, chẳng hạn như vàng, chứng khoán, bất động sản.

"Theo tìm hiểu của tôi, đất nền vùng ven đã giảm giá khá nhiều. Cách đây 4-5 tháng, tôi trả một lô đất nền dự án ở Bắc Ninh giá 2,3 tỷ mà họ nhất định không bán và giữ lại vì nghĩ còn tăng tiếp. Nhưng đến nay, chủ lô đất đó giảm giá 400 triệu, còn 1,9 tỷ đồng nhưng cũng không tìm được người mua. Tuy nhiên, tôi vẫn đăng băn khoăn chưa dám xuống tiền vì lo ngại giá còn xuống tiếp", ông Quốc cho biết.

Dù nhận thấy giá bất động sản đã giảm nhưng không riêng gì ông Quốc mà nhiều nhà đầu tư khác vẫn phân vân, chưa dám xuống tiền đầu tư. Nguyên nhân là do khó khăn về tín dụng thời gian qua đã ảnh hưởng đến thanh khoản của nhiều loại hình bất động sản, khiến giới đầu tư khá cân nhắc cho các khoản đầu tư mới.

Theo giới chuyên gia bất động sản nhận đinh, hiện nay là thời điểm các nhà đầu tư cơ cấu lại dòng tiền và tính toán phân bổ như thế nào để dòng tiền đảm bảo sự an toàn trước khi sinh lời. Giữa tình cảnh thị trường như hiện nay, người mua không thể mạo hiểm nên bây giờ trước khi tính bỏ tiền vào phân khúc nào họ phải tính ít nhất dòng tiền không bị lỗ, tức là mua xong bán lại không lỗ rồi mới tính đến bài toán sinh lời.

Bất động sản ven khu công nghiệp được xem là loại hình đầu tư có tiềm năng trong thời gian tới. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán VietinBank (CTS), lạm phát dự kiến tiếp tục xu hướng tăng trong quý IV/2022 và năm 2023 sẽ khiến NHNN thận trọng trong việc bơm tiền và nới room tín dụng.

Do đó, nếu tín dụng 2023 vẫn bị siết chặt, ông Lê Đình Hảo, Giám đốc Khối Kinh doanh Batdongsan.com.vn cho rằng nên tìm đến bất động sản liên quan hạ tầng khu công nghiệp như khu nhà ở cho công nhân, chuyên gia, dịch vụ thương mại, logistic, hạ tầng bến bãi.

"Sau đại dịch Covid-19, hầu hết chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đều hướng đến việc tạo công ăn việc làm để an sinh xã hội, phục hồi nền kinh tế, bất động sản cũng sẽ "ăn theo" xu hướng này", ông Hảo cho hay.

Một loại hình tiềm năng khác, theo ông Hảo, là nhà phố tại những nơi có hạ tầng dân cư hiện hữu, liên kết vùng tốt. Trong bối cảnh dòng tiền eo hẹp như hiện nay, sẽ có sự sàng lọc tự nhiên về những giỏ hàng đang mở bán.

"Khi thị trường khó khăn, người mua có xu hướng tìm những sản phẩm an toàn nhất rồi mới tính đến khả năng sinh lời. Do đó, những sản phẩm có vị trí tốt, đáp ứng đúng nhu cầu, khả năng tạo dòng tiền và thanh khoản tốt hơn...sẽ nhận được sự ưu tiên của người mua", ông nói.

Những bất động sản này không chỉ tăng giá theo thời gian mà còn tạo ra dòng tiền cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, nếu xét ở ngắn hạn, căn hộ chung cư đáp ứng tốt nhu cầu thực, giá hợp lý ở những dự án sơ cấp cũng là một phương án, lợi thế đầu tư.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam cho rằng, khi siết tín dụng, loại hình nào bị ảnh hưởng nhiều nhất thì khi nới lỏng loại hình đó sẽ được thuận lợi. 

Ông Tuấn chỉ ra, một trong những loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất khi siết tín dụng là đất nền. Đây là loại hình có tính đầu cơ cao, không cần có dòng tiền hàng tháng nhưng lợi suất tại những khu vực tiềm năng, có hạ tầng tốt thì luôn có tốc độ tăng trưởng giá rất cao.

Vị chuyên gia này cho biết, loại hình thứ hai bị ảnh hưởng tương đối mạnh thời gian qua đó là bất động sản nghỉ dưỡng nên đây cũng sẽ là loại hình đầu tư thuận lợi khi nới room tín dụng. Kỳ vọng trong tương lai khi nới lỏng tín dụng, các chủ đầu tư sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư vào thị trường nghỉ dưỡng thì đây sẽ là loại hình có sự tăng trưởng tốt.

Ngoài đất nền và bất động sản nghỉ dưỡng, nhóm sản phẩm chung cư cao cấp hoặc nhà phố có giá trị cao cũng được hưởng lợi khi nới room tín dụng.

"Đây là loại hình thường xuyên được các nhà đầu tư lựa chọn. Số lượng nguồn cung ngày càng hạn chế và giá cao cũng là một trong những điểm tích cực với các nhà đầu tư lướt sóng hoặc tìm kiếm tăng trưởng lợi nhuận vì nhóm này cần đòn bẩy tài chính rất lớn", ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn dự báo phân khúc nghỉ dưỡng cũng sẽ thuận lợi, do Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nước ngoài khá tốt. Bên cạnh đó, các sản phẩm liên quan đến chung cư cao cấp, nhà phố có giá trị cao cũng sẽ nhận được ảnh hưởng tích cực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.

Một trong các mục tiêu của việc di dời nhà máy ra khỏi nội đô là giảm áp tải lên đô thị Thủ đô. Thế nhưng những khu 'đất vàng' sau khi các nhà máy đã di dời ấy được sử dụng ra sao? Mục tiêu của việc di dời ấy có đạt được hay không?

Tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước.