Dự kiến sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ

Dự kiến sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đưa ra tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng nay 5/11.

Số liệu được Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề cập trong phần trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về công tác sắp xếp đơn vị hành chính và tinh giản biên chế, sáng 5/11.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời câu hỏi của các đại biểu về sắp xếp lại bộ máy hành chính, sáng 5/11. Ảnh: Phạm Thắng.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã được thực hiện theo Nghị quyết 18 của Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị năm 2008, Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo lộ trình và yêu cầu đặt ra. UBTVQH lập đoàn giám sát chuyên đề về lĩnh vực này, đã có đánh giá cụ thể việc thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện xã 2019-2021, bước đầu hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra. Kết quả, giảm được 8 huyện, 561 xã, góp phần tinh gọn tổ chức, tinh giản biên chế và giảm chi ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, vẫn còn những khó khăn vướng mắc: chế độ chính sách đối với cán bộ dôi dư còn lúng túng, trụ sở chưa được bố trí sử dụng hiệu quả, chính sách đặc thù đối với các đơn vị hành chính mới thành lập còn bất cập.

Có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, lần đầu tiên triển khai vấn đề rất quan trọng, chưa làm rõ được các tiêu chí.

Tới đây, Chính phủ sẽ trình cấp có thẩm quyền Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030; hoàn thiện các quy định chế độ chính sách đối với các đơn vị hành chính, cán bộ công chức viên chức nơi sắp xếp, nhất là cán bộ dôi dư; chỉ đạo các bộ ngành tháo gỡ khó khăn vướng mắc, trường hợp cần chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét.

Về vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ ngành, Phó Thủ tướng cho biết, đây là nhiệm vụ trọng tâm, đã được triển khai với quyết tâm cao, quyết liệt, bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội. Thủ tướng đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới về sắp xếp tổ chức bộ máy, tập trung rà soát chức năng nhiệm vụ, bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo; đảm bảo tinh gọn, kiên quyết sắp xếp tổ chức không đáp ứng điều kiện tiêu chí, giảm tầng nấc trung gian.

Chính phủ quán triệt các bộ tăng cường trao đổi, để tạo sự đồng thuận, đưa ra được cơ cấu tổ chức bộ máy. Tới nay, Chính phủ đã ban hành 15 Nghị định liên quan các bộ, 11 bộ ngành còn lại sẽ tiếp tục thời gian tới. Dự kiến sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ.

Đề cập thêm đến vấn đề tinh giản biên chế, Phó thủ tướng cho biết đến năm 2021, cả nước đã giảm 27.530 biên chế công chức, đạt 10,01% chỉ tiêu và giảm 236.000 biên chế viên chức, đạt 11,67%.

"Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế còn mang tính chất cơ học, cào bằng, chưa thực sự gắn với định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức viên chức", Phó thủ tướng nhìn nhận.

Vì vậy, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức bộ máy tinh gọn, sắp xếp đơn vị hành chính, hoàn thiện vị trí việc làm, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, quan tâm việc bố trí công tác, giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư.

Riêng về giáo dục và y tế, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ cũng rất quan tâm đến việc bố trí đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và cũng là bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp, có bệnh nhân phải có cán bộ y tế.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.