Du lịch tại chỗ

Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.

Sau đại dịch Covid-19, nhiều gia đình không còn lựa chọn những chuyến du lịch xa mà thay vào đó là những kỳ nghỉ ngay tại thành phố. Du lịch tại chỗ mang lại nhiều lợi ích về tài chính, thời gian mà vẫn có thể giúp chúng ta thư giãn hiệu quả. 

Du lịch tại chỗ ( staycation) không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà nó còn mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ. Nhiều người đã khám phá những giá trị văn hoá và sinh thái ngay trong lòng thành phố. 

Du lịch tại chỗ còn có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ giữa các cư dân. Một buổi chiều dạo quanh phố cổ, một đêm nghỉ trong homestay phố cổ, hay một buổi cắm trại ven sông Hồng ….tất cả đều mang lại sự thư giãn và kết nối sâu sắc hơn với không gian xung quanh.

Du lịch trong thành phố mang lại cơ hội để tận hưởng những điều tuyệt vời ngay trước mắt mà đôi khi chúng ta lãng quên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.