Du lịch văn hóa, mũi nhọn phát triển công nghiệp văn hóa
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, du lịch văn hóa đã trở thành mũi nhọn trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, không chỉ mang lại nguồn thu lớn mà còn giúp quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế.
Việt Nam mấy năm liên tiếp được quốc tế vinh danh là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới", "Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á", "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á"… Các địa phương từ Bắc và Nam đều có những sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa, vấn đề mấu chốt là phải tìm cách tạo ra được những sản phẩm văn hóa "chạm" tới cảm xúc của du khách.
Theo đó, phải tăng cường hàm lượng sáng tạo trong xây dựng sản phẩm du lịch, mang đến những trải nghiệm độc đáo, ấn tượng. Hiện, một số show diễn thành công về nội dung và nghệ thuật như “Ký ức Hội An”, “Tinh hoa Bắc Bộ”, “Vũ điệu trên mây”… đã truyền tải được dòng chảy lịch sử lẫn mạch nguồn nghệ thuật truyền thống Việt đến cho du khách.
Cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê, trong đó có trên 3.460 di tích cấp quốc gia, 107 di tích quốc gia đặc biệt, 164 bảo vật quốc gia. Các địa phương đều có những sáng tạo nhất định để khai thác giá trị văn hóa, lịch sử của hệ thống di tích này.
Chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, doanh thu từ du lịch văn hóa chiếm 15-20% trong tổng số 40 tỷ USD thu từ khách du lịch.
Du lịch văn hóa không chỉ góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, mà còn nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia trên bản đồ du lịch thế giới.
Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Sáng nay (06/01), huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
0