Du lịch văn hóa Việt Nam - Trung Quốc
Hà Nội thu hút du khách Trung Quốc
Phải rất lâu sau dịch Covid-19, hai ông bà Ju-Bo và Yuan Yue mới có dịp quay lại Việt Nam du lịch. Địa điểm ông bà ghé thăm dịp này là Bảo tàng Quân sự Việt Nam. Mỗi ngày, bảo tàng đón khoảng 600 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần, khá đông đoàn khách người Trung Quốc tới tham quan, tìm hiểu về địa điểm này.
Khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam không chỉ được ghé thăm, thưởng lãm những danh lam thắng cảnh mà còn yêu thích Việt Nam bởi những nét tương đồng văn hóa giữa hai quốc gia. Với phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử, chi phí du lịch phải chăng, Hà Nội thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, du lịch, trải nghiệm. Thủ đô Hà Nội có gần 6000 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, thành phố có một di sản văn hóa thế giới là Hoàng thành Thăng Long, một di sản tư liệu thế giới là di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt, 1.160 di tích cấp quốc gia, 1.452 di tích cấp thành phố. Đây là những tiềm năng giúp Hà Nội phát triển du lịch, văn hóa.
Theo thống kê của Sở du lịch Hà Nội, khách du lịch qua lại giữa hai nước có xu hướng ngày càng tăng. Trung Quốc luôn là thị trường gửi khách hàng đầu của du lịch Việt Nam, chiếm tỉ lệ cao (trung bình khoảng 30%) trong tổng lượng khách quốc tế. Năm 2019, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt gần 6 triệu lượt, tăng 16,9% so với năm 2018. Trong 10 tháng năm 2023, lượng khách du lịch Trung Quốc (có lưu trú) đến đạt gần 210 nghìn lượt, chiếm gần 10% tổng lượng khách quốc tế đến Hà Nội.
Năm 2019, Hà Nội cũng là thành phố đầu tiên của Việt Nam và là một trong ba Thủ đô đầu tiên của các nước Đông Nam Á được vinh dự nhận danh hiệu Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Do đó, cơ hội để Thành phố xúc tiến, quảng bá du lịch tới bạn bè quốc tế rất lớn.
Lượng khách Việt du lịch Trung Quốc tăng sau đại dịch
Sau đại dịch, Trung Quốc cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm kích cầu, từng bước mở cửa du lịch. Từ ngày 1/12, Trung Quốc ban hành chính sách miễn thị thực 12 tháng với công dân 5 nước châu Âu gồm Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha và nước Đông Nam Á Malaysia từ 1/12. Số lượng khách nhập cảnh đến từ các nước được miễn thị thực tăng 39% so với thời điểm trước khi áp dụng chính sách mới.
Từ ngày 11/12, Trung Quốc giảm 25% lệ phí visa du lịch cho công dân một số quốc gia, trong đó có Việt Nam… Thời gian áp dụng từ 11/12 đến 31/12/2024. Danh sách áp dụng bao gồm có Việt Nam và một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Nhật Bản, Philippines. Mức giá làm visa cho công dân Việt Nam vào Trung Quốc sẽ có mức thấp nhất là 45 USD. Đây được coi là giải pháp được chính phủ Trung Quốc tiến hành nhằm thúc đẩy du lịch nước này.
Giải pháp kích cầu du lịch Việt Nam - Trung Quốc
Ngày 8/12 vừa qua, hãng hàng không Sichuan Airlines bắt đầu khai thác chuyến bay đầu tiên từ TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đến Việt Nam qua sân bay Nội Bài ( Hà Nội). Sự kiện đánh dấu sự phát triển của mạng đường bay quốc tế giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước, trong đó có du lịch
Khoảng cách địa lý gần, nhiều nét tương đồng và văn hóa cũng là lý do khiến du khách Việt cũng thường lựa chọn đi du lịch Trung Quốc .
Đối với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường du lịch quốc tế lớn nhất, cả về inbound (đón khách quốc tế vào) và outbound (đưa khách ra nước ngoài). Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và số người dân Việt Nam đi du lịch Trung Quốc (đạt khoảng 4,5 triệu lượt) cũng đứng đầu danh sách khách outbound của Việt Nam.
Theo thống kê của các đơn vị lữ hành, sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại, lượng khách Việt đăng ký, đặt tour đi du lịch Trung Quốc cũng tăng mạnh. Du khách Việt thích khám phá những tour, tuyến du lịch thưởng lãm phong cách kết hợp trải nghiệm văn hóa địa phương, như Phượng Hoàng Cổ Trấn - Trương Gia Giới, Cửu Trại Câu hay tuyến Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila.
Với việc Trung Quốc mở cửa du lịch quốc tế từ 8/1/2023 đã tạo ra hiệu ứng tích cực cho du lịch toàn cầu, kích cầu du lịch Việt Nam – Trung Quốc. Khi các cửa khẩu đường bộ, đường biển được mở, đường bay thương mại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc được nối lại, kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội lớn cho các hoạt động du lịch quốc tế của toàn ngành, cũng như các địa phương, doanh nghiệp.
Đồng thời, để kích thích tiêu dùng nội địa, nhiều tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã tung ra gói voucher tiêu dùng, trong đó có tiêu dùng cho du lịch.
Ngành du lịch Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ
Theo các nền tảng du lịch trực tuyến của Trung Quốc, hiện tại, cơn sốt du lịch đã tăng 181% và lượng đặt chỗ cho các sản phẩm du lịch trong kỳ nghỉ Tết đã tăng 57%, trong đó, ngoài các điểm đến nổi tiếng có băng tuyết, nơi có khí hậu ấm áp cũng được đặc biệt ưa chuộng.
Trung Quốc đã đón hơn 3,67 tỷ lượt khách du lịch nội địa trong ba quý đầu năm nay, tăng 1,58 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 75,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, chi tiêu của khách du lịch lên tới 3,69 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 510 tỷ USD), tăng 1,97 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 114,4%.
Ngoài việc thúc đẩy du lịch nội địa, Trung Quốc cũng đang nỗ lực thúc đẩy du lịch quốc tế. Theo chính sách nhập cảnh miễn thị thực đơn phương có hiệu lực từ 8/12, những người mang hộ chiếu phổ thông từ 6 nước Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha và Malaysia có thể du lịch miễn thị thực đến Trung Quốc trong tối đa 15 ngày. Chính sách này được áp dụng thử nghiệm từ ngày 1 tháng 12 năm 2023 đến ngày 30 tháng 11 năm 2024, và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều khách du lịch châu Âu đến Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc đã mở rộng chính sách miễn thị thực quá cảnh cho 54 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trung Quốc đã liên tục nới lỏng quy chế cấp thị thực và tăng số lượng các quốc gia quá cảnh miễn thị thực nhằm thu hút đầu tư và khách du lịch quốc tế.
Nhờ các chính sách hiệu quả để kích cầu và tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, dự kiến, mức tiêu dùng dịch vụ du lịch tại Trung Quốc sẽ tăng đột biến trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay đến dịp Tết âm lịch sắp tới, đặc biệt là ở các lĩnh vực như thể thao mùa đông và du lịch nước ngoài. Ngoài ra, dịch vụ hàng không nội địa và quốc tế cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu du lịch tăng mạnh của người dân.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0