Du lịch Việt bội thu dịp Tết Giáp Thìn | Hà Nội tin mỗi chiều

Du lịch Việt bội thu dịp Tết Giáp Thìn; Quy định về bảo hiểm thất nghiệp có nhiều thay đổi từ 15/2... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Du lịch Việt bội thu dịp Tết Giáp Thìn

Trong những ngày nghỉ Tết vừa qua, hoạt động du lịch trên cả nước diễn ra sôi nổi, thu hút lượng đông khách nội địa du lịch, du xuân. Nhiều đoàn khách quốc tế đã đến Việt Nam đón giao thừa, trải nghiệm văn hóa truyền thống.

Từ ngày 8 đến 14/2 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến ngày mùng 5 tháng Giêng), ngành du lịch cả nước ước đón và phục vụ 10 triệu 500 ngàn  lượt khách nội địa, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023. Dịp nghỉ Tết Giáp Thìn cũng ghi nhận số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương. Số lượng khách quốc tế đến nước ta tiếp tục tăng so với dịp Tết Dương lịch 2024 nhờ hiệu ứng từ chính sách thị thực thuận lợi, định hướng đúng trong cơ cấu lại thị trường khách du lịch, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, địa phương và hoạt động xúc tiến, quảng bá được triển khai rộng khắp.

Du lịch Việt thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Với thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày cùng với thời tiết thuận lợi nên hoạt động du lịch diễn ra sôi động, nhộn nhịp trên hầu khắp các điểm đến du lịch trong cả nước. Khách du lịch có xu hướng chọn lựa các điểm đến di sản, tâm linh, văn hóa nổi tiếng tại các địa phương. Các điểm đến ở vùng núi phía Bắc thu hút đông khách vì khu vực này bắt đầu vào mùa đẹp nhất khi hoa mận, hoa mơ, đào rừng còn nở rộ. Trong khi đó, xu hướng du lịch tự túc, nhóm nhỏ, gia đình, tự đặt dịch vụ tại điểm đến gia tăng, đặc biệt là ở các điểm đến gần với các thị trường nguồn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Xu hướng tour giá rẻ giảm, thay vào đó là lựa chọn các tour đặt sớm, ưu tiên chất lượng.

Bức tranh du lịch Việt Nam trong kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn đã mang đến màu sắc tươi mới, rực rỡ, thể hiện ở doanh thu từ hoạt động du lịch tăng mạnh. Riêng tại Hà Nội, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ước đón 653 nghìn lượt khách, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2023 với gần 103 nghìn lượt khách. Theo số liệu cung cấp từ các điểm du lịch, nghỉ dưỡng, lượng khách tăng mạnh so với năm ngoái. Trong đó Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn đón 80.600 lượt khách; Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón hơn 106.000 lượt khách; Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long đón hơn 48.700 lượt khách; Điểm di tích Nhà tù Hỏa Lò đón 13.000 lượt khách; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đón 3.000 lượt khách; Vườn thú Hà Nội đón 31.100 lượt khách. Ở khu vực ngoại thành cũng ghi nhận lượng khách tăng cao.

Để đón khách du xuân vào đầu năm mới Giáp Thìn, các khu, điểm du lịch của Hà Nội cũng đã chuẩn bị từ sớm nhiều sản phẩm, chuỗi chương trình hoạt động từ trước Tết và kéo dài xuyên Tết, mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Điển hình, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra triển lãm tranh “Vẽ con rồng” và Hội chữ xuân kéo dài đến mùng 9 tháng Giêng; chương trình “Hương xuân Tây Bắc” với các hoạt động mang đậm bản sắc các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; chương trình giới thiệu Tết Việt tại Làng cổ Đường Lâm.

Hoạt động du lịch của Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán cơ bản diễn ra an toàn, vui tươi, không xuất hiện hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn có điểm đến du lịch chưa bảo đảm tốt công tác vệ sinh môi trường, nhất là sau thời điểm Giao thừa. Đoàn thanh tra của Sở đã kiểm tra một số điểm đến tập trung đông khách du lịch, gồm: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di sản Hoàng thành Thăng Long, khu vực đền Ngọc Sơn và xung quanh hồ Hoàn Kiếm...

Những tín hiệu đầu năm mới đang góp sức để du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế và 110 triệu lượt khách nội địa trong năm nay.

Quy định về bảo hiểm thất nghiệp có nhiều thay đổi từ 15/2

Theo Thông tư số 15 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28 hướng dẫn Luật Việc làm, có hiệu lực từ ngày hôm nay 15/2/2024, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có một số điểm mới nổi bật. Nội dung Thông tư số 15 quy định rõ, người lao động tại đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật, hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng các chế độ BHTN, thì người lao động đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định. Nói cách khác, với nhóm lao động này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố sẽ làm thủ tục xác nhận các điều kiện liên quan cho họ.

Theo Thông tư số 15, trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một địa phương mà đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác, thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động được hỗ trợ học nghề gửi một bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp đã chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi ban hành quyết định hưởng. Ngoài ra, trung tâm dịch vụ việc làm xác định và gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp.

Ảnh minh họa

Từ hôm nay, không còn trường hợp người lao động được miễn thông báo về tình hình tìm kiếm hằng tháng. Thay vào đó, các trường hợp này được bổ sung vào nhóm các trường hợp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm. Như vậy, người lao động tuy không phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm, nhưng phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm, thông qua điện thoại, thư điện tử, fax…về lý do không phải trực tiếp đến thông báo... Ngoài ra, quy định mới còn bổ sung thêm trường hợp được bảo lưu BHTN, trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng BHTN...

Thời gian qua, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Khi xảy ra đại dịch COVID-19, thị trường lao động biến động mạnh với những rủi ro đột biến, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã đóng vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ người lao động bị mất việc làm ổn định cuộc sống trước mắt. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho người lao động thất nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2022, số người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 889.000 người, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021. Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, mở cửa và hội nhập với thế giới. Vì thế, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp được thay đổi và bổ sung những điểm mới sẽ giúp đáp ứng được yêu cầu, quy mô của nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu thực tế, nhất là để quản trị hiệu quả quỹ Bảo hiểm thất nghiệp./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ có thêm hai quận mới; Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông lãi tăng vọt nhờ đâu?; Hà Nội hỗ trợ tới 100% phí phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất; Hà Nội nỗ lực khôi phục vùng sen bách diệp; Cụ bà 6 lần chuyển 18 tỷ cho 'công an rởm'… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ thông tin cá nhân; Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; Xuất khẩu nông sản đã mang về cho ngành Nông nghiệp Thủ đô hơn 1,35 tỷ USD... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.