Du lịch Việt Nam trước cơ hội lớn thu hút khách quốc tế

Chính sách visa thông thoáng, cởi mở có tính chất đột phá được kỳ vọng sẽ mang tới cho du lịch Việt Nam cơ hội mới, giúp toàn ngành phát triển vượt bậc, tăng nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Ngày 15/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội nghị phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội nghị nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững.

Tại hội nghị, đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã phổ biến và tập trung thảo luận về các giải pháp triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030; báo cáo nội dung về một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm vừa được lãnh đạo Bộ VHTTDL phê duyệt theo Quyết định 1894/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2023.

 Tăng cường thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế.

Hội nghị được tổ chức khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực với các chính sách thị thực mới (nâng thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày, nâng thời hạn tạm trú đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày).

Chính sách visa thông thoáng, cởi mở góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 14/8 về việc áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ; các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 14/8/2023 sửa đổi Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 về việc miễn thị thực cho công dân một số nước. Những chính sách visa thông thoáng, cởi mở có tính chất đột phá này được kỳ vọng sẽ mang tới cho du lịch Việt Nam cơ hội mới để phát triển, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết: Nhằm thúc đẩy tăng tốc, quyết liệt hành động để tạo ra đột phá trong việc phục hồi và phát triển du lịch theo hướng trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, bền vững cũng như triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 18/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, theo đó Nghị quyết đã xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai trong thời gian tới. Cùng với đó, đối với mỗi nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết cũng xác định rõ và gắn với trách nhiệm, vai trò cụ thể của từng Bộ, ngành liên quan, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp du lịch theo quan điểm tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm, chung tay tháo gỡ khó khăn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Quyết định số 440/QĐ-BVHTTDL ngày 2/3/2023 về việc phê duyệt Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu xác định quảng bá, định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Đồng thời, ban hành Quyết định số 1894/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2023 về Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, theo đó xác định mục tiêu là phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, toàn ngành cần tăng tốc, quyết liệt hành động nhằm tạo ra đột phá trong phát triển du lịch. Coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể, khách du lịch là trung tâm, sản phẩm và hạ tầng là nền tảng, dịch vụ tiên tiến, hiện đại là động lực phát triển hoạt động du lịch, nắm bắt nhanh các xu hướng du lịch mới, định hướng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch. Kịp thời nắm bắt cơ hội do chính sách visa thông thoáng hơn làm đòn bẩy giúp ngành Du lịch phát triển vượt bậc, tăng nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển du lịch. Các hiệp hội du lịch phát huy vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp thành viên, đẩy mạnh kết nối, giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua khó khăn, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch, mô hình du lịch mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Tại hội nghị, đại diện cơ quan quản lý du lịch, hiệp hội, những người làm du lịch đã tập trung thảo luận các giải pháp nhằm tăng tốc, quyết liệt hành động nhằm tạo ra đột phá trong phát triển du lịch; phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển du lịch. Các đại biểu cũng kỳ vọng, với tinh thần chung sức đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cộng đồng doanh nghiệp du lịch để du lịch Việt Nam sớm phục hồi và trở lại đà tăng trưởng như trước đây, tiếp tục phát triển hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.