Dư luận dậy sóng khi Meta cấm các hãng truyền thông Nga
Cựu đại sứ Hy Lạp Leonidas Chrysanthopoulos: Mỹ đe dọa quyền tự do ngôn luận
Ông Leonidas Chrysanthopoulos, cựu đại sứ Hy Lạp tại Armenia và Ba Lan, cho rằng lệnh cấm RT do gã khổng lồ công nghệ Meta của Mỹ áp đặt là bằng chứng nữa cho thấy Washington và các đồng minh đang tìm cách bịt miệng giới truyền thông độc lập.
Các biện pháp mà các chính phủ phương Tây và các công ty công nghệ thực hiện đã giống với các biện pháp mà "phe cực hữu" đã thực hiện trong quá khứ, nhà ngoại giao này cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn với RT.
Theo nhà cựu ngoại giao này, những gì đã xảy ra với RT có thể chỉ là sự khởi đầu, vì một số phương tiện truyền thông Hy Lạp, bao gồm "tờ báo Estia 148 năm tuổi", cũng phải đối mặt với áp lực từ chính quyền.
Ông Chrysanthopoulos còn tuyên bố rằng Meta đang sử dụng một "chiến lược" nói dối để biện minh cho việc nhắm mục tiêu vào RT. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã quyết định cấm hoàn toàn kênh phát sóng này vào đầu tuần mà không cần phải chứng minh lập trường của mình tại tòa án hoặc đưa ra bất kỳ bằng chứng nào hỗ trợ cho các cáo buộc của mình đối với kênh RT, cựu đại sứ cho biết. Những hành động như vậy chỉ cho thấy rằng “quyền tự do ngôn luận trên toàn cầu đang bị đe dọa”, ông lập luận.
Chính trị gia Nam Phi Themba God: Mỹ hạn chế RT để tránh cạnh tranh
Ông Themba Godi, cựu thành viên Quốc hội Nam Phi và Chủ tịch đảng Công ước Nhân dân Châu Phi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với RT rằng các hạn chế của Mỹ đối với RT xuất phát từ nỗi sợ cạnh tranh trong kỷ nguyên đa cực.
Thứ sáu tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố các hạn chế mới nhắm vào các công ty mẹ của RT là Rossiya Segodnya (tập đoàn truyền thông do Chính phủ Nga sở hữu và điều hành) và TV-Novosti, trong khi cáo buộc mạng lưới truyền hình RT "tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng bí mật và hoạt động như một nhánh thực tế của tình báo Nga". Đầu tháng 9, Washington đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tổng biên tập RT Margarita Simonyan và ba nhân viên cấp cao khác của RT, vì cáo buộc cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.
Ông Themba Godi chỉ ra sự phổ biến ngày càng tăng của các cơ quan truyền thông thay thế như RT, đặc biệt là ở Châu Phi và các khu vực khác của Nam Bán cầu, là lý do chính khiến Mỹ cố gắng hạn chế phạm vi tiếp cận của họ.
Ông Themba Godi lập luận rằng phương tiện truyền thông Mỹ lâu nay đã quyết định những gì được coi là đúng hay sai. Ông cũng chỉ trích Washington vì đã áp đặt các hạn chế thay vì cải thiện độ tin cậy của nội dung của chính mình.
“Với sự trỗi dậy của đa cực và sự gia tăng về mức độ phổ biến, đặc biệt là của RT, Mỹ đã phải hạn chế khả năng tiếp cận RT, không phải vì RT đang phát tán thông tin tuyên truyền, mà vì mọi người có thể so sánh các câu chuyện trên RT, với phương châm là hỏi nhiều hơn, trái ngược với những gì chúng ta thấy từ phương tiện truyền thông Mỹ và phương Tây”, ông tuyên bố.
Vào thứ Hai ngày 16/9 (Giờ địa phương), gã khổng lồ công nghệ Mỹ Meta, sở hữu Facebook và Instagram, WhatsApp và Threads đã thông báo rằng họ sẽ xóa một số các mạng tin tức, bao gồm cả RT, khỏi các ứng dụng của mình trong những ngày tới. Lệnh cấm trên đánh dấu bước leo thang căng thẳng đáng kể giữa công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới và truyền thông nhà nước Nga.
Trong nhiều năm qua, căng thẳng giữa Meta và các tổ chức trên đã âm ỉ khi công ty này tiến hành một số biện pháp giới hạn khả năng hoạt động của báo đài Nga như chặn sử dụng quảng cáo, ngăn các bài đăng của họ tiếp cận người dùng...
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov ngày 17/9 chỉ trích quyết định của Tập đoàn công nghệ và truyền thông Meta của Mỹ cấm các phương tiện truyền thông nhà nước Nga trên các ứng dụng của mình là không thể chấp nhận được.
Ông Peskov nhấn mạnh Meta, chủ sở hữu các mạng xã hội Facebook và Instagram, đang tự làm mất uy tín của mình bằng việc cấm một số mạng truyền thông nhà nước Nga trên các nền tảng của mình, động thái của Meta đang làm phức tạp thêm triển vọng Moskva bình thường hóa quan hệ với tập đoàn này.
Tổng biên tập RT Margarita Simonyan mỉa mai những cáo buộc trên của Meta, nói đùa rằng RT học theo người Mỹ, chứ không phải từ tình báo Nga.
Bộ Ngoại giao Nga đã cáo buộc Mỹ tiến hành một cuộc chiến thông tin chống lại Nga và nhắm vào các nhà báo nhằm xóa bỏ mọi sự bất đồng chính kiến trong báo chí quốc tế.
RT đã buộc phải ngừng hoạt động tại Anh, Canada, Liên minh châu Âu và Mỹ do các lệnh trừng phạt sau khi Nga mở chiến dịch ở Ukraine tháng 2/2022.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố chọn ông Robert F. Kennedy Jr., một nhà hoạt động vì môi trường làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cơ quan y tế hàng đầu của Mỹ.
Tòa án thương mại Paris đã yêu cầu Google tại Mỹ, Ireland và Pháp dừng dự án chặn một số bài viết trên các phương tiện truyền thông khỏi kết quả tìm kiếm. Mức phạt nếu không tuân thủ phán quyết này lên tới 300.000 euro cho mỗi bên.
Iran cảnh báo sẽ lập tức có biện pháp đáp trả nếu Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) can thiệp vào chương trình hạt nhân của nước này.
Một chiếc vòng cổ đính kim cương, được cho là có thể liên quan cố Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette, vừa được bán với giá 4,2 triệu francs, tương đương hơn 122 tỷ đồng trong phiên đấu giá tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) đã lên án việc Israel chặn đoàn xe sơ tán y tế cho 8 trẻ em và người chăm sóc từ dải Gaza đến Jordan hôm 10/11 vừa qua, đồng thời kêu gọi Israel đảm bảo an toàn cho hoạt động sơ tán bệnh nhân khỏi Gaza.
Theo một báo cáo do Hội đồng chuyên gia độc lập tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc công bố, các quốc gia cần đầu tư hơn 6 nghìn tỷ USD mỗi năm để chống lại tác động của biến đổi khí hậu vào năm 2030, hoặc có nguy cơ phải trả nhiều tiền hơn trong tương lai.
0