Đưa Bát Tràng vào mạng lưới làng nghề thủ công thế giới
Chị Vũ Như Quỳnh (Bát Tràng, Gia Lâm), một nghệ nhân trẻ của làng nghề Bát Tràng, rất tự hào về nghề truyền thống của cha ông đã để lại. Kế thừa những tinh hoa của cha ông, chị Như Quỳnh đã phát triển dòng gốm tâm linh, phong thủy, bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Các họa tiết hoa văn trên sản phẩm của Công ty Vạn An Lộc đều là họa tiết hoa văn cổ, được chị Như Quỳnh sử dụng công nghệ cập nhật vào sản phẩm gốm sứ thủ công, đã tạo ra những sản phẩm mang sắc thái riêng. Chị mong muốn làng nghề quê mình vươn tầm quốc tế: "Cá nhân tôi thấy đó là một cơ hội tuyệt vời để gốm Bát Tràng giới thiệu đến bạn bè quốc tế và để mọi người biết đến một làng gốm vẫn đậm nét thủ công truyền thống và những sản phẩm gốm Bát Tràng có những đặc trưng rất riêng".
Trực tiếp gặp gỡ các nghệ nhân, thăm làng nghề cổ Bát Tràng, đại diện Hội đồng thủ công thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương rất ngạc nhiên bởi toàn xã Bát Tràng hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng (Bát Tràng, Gia Lâm) cho biết: "Nghề của mình cũng khá là đặc biệt, bởi con chữ mình khắc lên trên gốm để mọi người cảm nhận thấy có những điều mong muốn, hướng tới bình an hạnh phúc cho gia đình".
Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống. Động thái này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
0