Đưa giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh vào trường học

Xác định công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chú trọng triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô”. Thông qua mỗi tiết học, các nhà trường đã cụ thể hóa, lồng ghép giáo dục nếp sống cho học sinh bằng nhiều hình thức. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh.

“Tôn trọng người lao động” là bài học về giáo dục nếp sống của các em học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Đại Đồng, huyện Thạch Thất. Câu chuyện tình huống vừa dứt, nhiều em học sinh đã xung phong phát biểu cách xử lý tình huống, có em mạnh dạn tự đưa ra tình huống của mình liên quan tới câu chuyện của cô kể, để cả lớp cùng xử lý. Bằng cách dẫn dắt của cô, giờ học về giáo dục nếp sống cho các em diễn ra sôi nổi và ý nghĩa.

Giờ học về giáo dục nếp sống cho các em diễn ra sôi nổi và ý nghĩa.

Còn tại Trường Tiểu học Cần Kiệm, nội dung dạy học bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô" được sắp xếp theo từng chủ đề, bằng nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Nếu như hôm nay là một câu chuyện thì giờ học sau có thể là một đoạn phim hay tình huống qua tranh ảnh. Mỗi tình huống đưa ra phải gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày để tạo hứng thú và sự tích cực chủ động học tập cho học sinh. Qua các bài học, giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, phân biệt được những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử.

Với việc đưa vào giảng dạy bộ tài liệu về đạo đức, nếp sống thanh lịch cho học sinh ở Hà Nội, nhiều giáo viên đã có những sáng tạo góp phần quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

Với việc đưa vào giảng dạy bộ tài liệu về đạo đức, nếp sống thanh lịch cho học sinh ở Hà Nội, nhiều giáo viên đã có những sáng tạo góp phần quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Đó là giáo dục tích hợp trong các môn học, kết hợp trong giáo dục đạo đức, hoạt động ngoài giờ…. Từ đó, học sinh ý thức được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội và tự hào với vai trò của công dân Thủ đô trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Thí sinh cả nước chỉ còn 1 ngày nữa để đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp THPT 2024. Thời hạn đăng ký sẽ kết thúc sau 17h ngày 10/5.

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa kết luận hơn 56.000 chứng chỉ IELTS của Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam được cấp vào năm 2022 là sai quy định.

Sẽ xử lý nghiêm việc vận động học sinh không thi lớp 10 công lập. Đây là yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối với các đơn vị, nhà trường trong việc tổ chức dạy học trong học kỳ 2 và tổng kết năm học đối với cấp THCS.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, ngành giáo dục đã chuẩn bị kỹ cho hai kỳ thi lớn là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, chuẩn bị diễn ra trong tháng 6.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã lên phương án chuẩn bị để sẵn sàng cho 2 kỳ thi lớn sắp diễn ra, là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.