Đưa nền kinh tế Việt Nam 'vượt cơn gió ngược' năm 2025
Kết quả kinh tế năm 2024, các chuyên gia cho rằng, động lực trong xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam, đầu tư tư nhân cũng dần tăng trưởng trở lại.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số lĩnh vực chưa đạt được kỳ vọng như: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt mục tiêu, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt gây áp lực tỷ giá, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn ở mức cao.
Ông Nguyễn Đình Cung - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Chưa bao giờ dịp cuối năm số doanh nghiệp thành lập ít hơn tháng trước. Đáng lẽ thời kỳ này doanh nghiệp tăng lên phục vụ Tết. Năm nay giảm sút 3 tháng liền. Cả năm có 197 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường và 233 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường. Là tỷ lệ thấp nhất cho đến nay. Điều đó có nghĩa môi trường kinh doanh chúng ta không thuận lợi. Đấy là điểm yếu cần khắc phục cho năm 2025".
Các dự báo đều cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong năm 2025, dự kiến đạt mức 6,5%- 7%. Năm nay, các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu đều đang duy trì đà phát triển.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6,5-7%, các giải pháp quyết liệt về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là rất cần thiết.
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Ciem cho biết: “Năm 2025 là năm thuận lợi chưa từng có trong môi trường đầu tư kinh doanh khi đã có thêm những đánh giá độc lập từ các bên, cụ thể như vai trò của các Hiệp hội, vai trò của VCCI và đặc biệt có nhiều sự chia sẻ của những doanh nghiệp. Những vấn đề, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải sẽ được kiến nghị bổ sung, sửa đổi để thuận lợi cho việc phát triển hài hòa giữa lĩnh vực tư nhân và Nhà nước".
Để nền kinh tế Việt Nam “vượt cơn gió ngược” năm nay, theo các chuyên gia, Việt Nam cần ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn, các chính sách vĩ mô cần ban hành một cách cẩn trọng, có đánh giá tác động đa chiều và có lộ trình cụ thể. Đồng thời, cải cách và tinh gọn bộ máy Nhà nước hướng tới hệ thống thể chế và quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Ngoài ra, thúc đẩy động lực phát triển bền vững của nền kinh tế dựa trên các mô hình tăng trưởng mới và gắn với xu hướng thương mại đầu tư toàn cầu.
Trong phiên giao dịch ngày 7/1, áp lực bán thấy rõ trong phiên chiều khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm tới hơn 3 điểm. Tuy nhiên, cuối phiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến cho chỉ số hồi phục về tham chiếu và tăng nhẹ.
Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.
Sau 5 phiên tăng liên tiếp, giá dầu thế giới hôm nay (7/1) quay đầu giảm khi chịu tác động bởi một số tin tức kinh tế không lạc quan từ Mỹ và Đức. Đồng thời, dự báo nguồn cung dồi dào và đồng USD mạnh lên cũng gây sức ép lên giá dầu.
Theo thống kê của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSD), đến cuối 2024, thị trường chứng khoán có gần 9,3 triệu tài khoản, trong đó mở mới thêm 2 triệu tài khoản.
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Trong đó, một số nhà băng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đạt mức cao kỷ lục.
Với diện tích trên 7.800 ha trồng bưởi, cây bưởi đang trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Hà Nội, đem lại thu nhập ổn định và góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân ngoại thành Hà Nội.
0