Đưa nghệ thuật đồ họa mở đến gần với công chúng

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời gian gần đây đã trở thành một không gian sáng tạo mới, thu hút đông đảo những người yêu nghệ thuật và đam mê sáng tạo. Trong không gian đậm chất truyền thống, các họa sỹ đã đưa nghệ thuật đồ họa tới gần hơn với đông đảo du khách trong nước và quốc tế, và đặc biệt hơn là nghệ thuật đồ họa mở.

Trong không gian nhà Thái học, hình ảnh tiên nữ, cánh diều và mái đình, cá chép hóa rồng, chiếc quạt của bà, non cao đường dài, vinh quy bái tổ,… được khai thác theo các góc sáng tạo cá nhân, nhưng cùng có chung cách nhìn về những giá trị truyền thống, về đạo học, về Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong mỹ thuật.

Bên cạnh đó là những đối thoại, là tình yêu với di sản của các tác giả qua các hình tượng nghệ thuật. Không chỉ có vậy, bên trong mỗi tác phẩm, người xem còn được khám phá những nét riêng của mỗi kỹ thuật, phương pháp, chất liệu thể hiện tranh in. Vẻ đẹp của tranh khắc gỗ, khắc cao su, hay in nổi, in lõm được lạ hóa khi ở trong trạng thái và không gian ba chiều, tương tác với chuyển động gió, với kiến trúc và ánh sáng, với người xem.

Trên thế giới, trong 40 năm trở lại đây, nghệ thuật đồ họa đã được mở rộng biên giới, từ những tác phẩm hai chiều thành ba chiều, đa chiều, tranh nhiều lớp, tranh sắp đặt đồ họa. Từ năm 2009, các giảng viên khoa đồ họa, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam bắt đầu có những thực hành, sau đó đến năm 2013 đã củng cố được kiến thức cũng như kinh nghiệm thực hành của các giảng viên, đưa vào giảng dạy bộ môn Nghệ thuật đồ họa mở cho sinh viên.

Thông thường, các triển lãm sắp đặt thường diễn ra ở ngoài trời hoặc những không gian hiện đại. Việc tổ chức triển lãm tại một địa chỉ văn hóa như Văn Miếu Quốc Tử Giám như một cách đối thoại với quá khứ, thử nghiệm một phong cách sáng tác mới, đúng với tinh thần mà 8 nghệ sĩ tham gia triển lãm “Đồng vọng” hướng tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lần đầu tiên một công trình kiến trúc Việt Nam được ghi nhận tại Hội nghị kiến trúc quốc tế "The World Around 2024", đó là công trình "Bảo tàng đạo Mẫu" (xã Hiền Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai định danh số các cổ vật triều Nguyễn và tổ chức triển lãm trên không gian số.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Ngày 17/5 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vẫn giữ cho mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính. Đây là điểm đến thú vị với những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Bộ xưa.

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa