Đua nhau sinh con năm rồng, tạo áp lực cho xã hội
Áp lực của lứa "rồng vàng" sinh năm 2012
Năm học 2023-2024, số lượng học sinh vào lớp 6 tăng đột biến do lứa tuổi "rồng vàng".
Số liệu được ghi lại vào tháng 4/2023, thời điểm mà lứa học sinh sinh năm Nhâm Thìn 2012 chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6.
Năm học 2023-2024, học sinh các lớp đầu cấp ở Hà Nội đều tăng. Đặc biệt là học sinh lớp 6, tăng gần 39.000 học sinh so với năm học trước nên số học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 6 các trường chất lượng cao cũng tăng lên.
Phụ huynh của những em bé "rồng vàng" này cảm nhận rất rõ áp lực của kì thi quan trọng này.
Nỗi lo chẳng riêng đối với phụ huynh, mà áp lực học tập đối với các em sinh năm 2012 này cũng không hề nhỏ. Tăng tốc học tập, học thêm, bổ túc thêm kiến thức để có thể kết quả tốt trong các đợt thi cử, quan trọng hơn là để có thể vào được ngôi trường THCS theo nguyện vọng. Áp lực thậm chí còn lớn hơn đối với các nhà trường.
Chỉ tiêu ít trong khi lượng học sinh đăng ký cao gấp hàng chục lần, kỳ thi chọn học sinh lớp 6 chất lượng cao năm 2023-2024 ở Hà Nội trở thành "cuộc chiến". Hơn thế, thời điểm đó, số lượng học sinh lớp 6 tăng đột biến do lứa học sinh sinh năm 2012 càng khiến cuộc đua trở nên căng thẳng. Áp lực cho cả thầy, trò cùng với phụ huynh có lẽ cũng đã được giảm bớt phần nào khi mà hiện tại, lứa "rồng vàng" đã qua được học kì đầu tiên của năm học.
Sinh con tuổi Thìn dưới góc nhìn phong thủy
Nhiều người quan niệm sinh con năm năm "rồng vàng" sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho cả gia đình. Nhà nghiên cứu phong thủy đã đưa ra góc nhìn về sinh con năm Giáp Thìn 2024.
Bà Nguyễn Song Hà - Nhà nghiên cứu phong thủy chia sẻ: "Chúng ta nên nhớ rằng, con cái là lộc trời cho. Chỉ nên để ý những tuổi tránh sinh con vào năm Rồng như: Thìn, Tuất Sửu, Mùi, Mão, những người mang thiên can Mậu sinh âm lịch tận cùng là con số 8".
Áp lực kinh tế 'đe dọa' truyền thống sinh con tuổi Rồng
Được coi là linh vật tốt lành, mang ý nghĩa thành công, người dân tại nhiều quốc gia châu Á đang nỗ lực sinh con vào năm rồng để cải thiện mức sinh sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian vừa qua. Nhưng điều này là không hề đơn giản.
Tại Trung Quốc, rồng được xem là con vật biểu tượng của quyền quý, sức mạnh và sự xuất sắc vì thế người dân Trung Quốc quan niệm rằng năm rồng được là năm tốt lành để sinh con. Những em bé tuổi rồng được kỳ vọng sẽ gặp nhiều may mắn, thành công trong sự nghiệp và có tương lai tốt đẹp hơn những em bé sinh vào năm con giáp khác. Tuy nhiên áp lực kinh tế hiện nay đang de dọa truyền thống này của người dân Trung Quốc.
Cứ đến năm Thìn, Trung Quốc sẽ chứng kiến tỷ lệ sinh tăng đột biến. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã tăng từ 13,27% vào năm 2011 lên 14,57% năm 2012 – năm Thìn gần nhất. Đến năm 2013, con số này giảm xuống 13,03%. Các chuyên gia cho biết năm Thìn 2024 cũng sẽ có nhiều em bé hơn từ các cặp vợ chồng trì hoãn việc kết hôn hoặc sinh con trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, quan niệm dân gian về năm rồng có thể không giúp được gì nhiều cho tình trạng tỷ lệ sinh đang giảm năm thứ hai liên tiếp ở Trung Quốc do tỉ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên và khó khăn về kinh tế sau thời kỳ đại dịch.
Ông Shaun Rein - Giám đốc điều hành của nhóm nghiên cứu thị trường Trung Quốc chia sẻ: "Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh ở Trung Quốc hiện nay là sự thiếu tự tin và không chắc chắn về tương lai. Trung Quốc đã trải qua 4 năm trong thời kỳ đại dịch Covid nên rất nhiều người Trung Quốc cảm thấy rằng họ đang phải đối mặt với giảm thu nhập về kinh tế, và họ cảm thấy khó có khả năng nuôi dạy một đứa trẻ trong môi trường chăm sóc sức khỏe tốt và giáo dục tốt".
Tuy nhiên, áp lực kinh tế khiến các gia đình dù muốn có con tuổi rồng cũng phải rất cân nhắc. Và từ thực tiễn kinh nghiệm, có những cặp vợ chồng thậm chí còn né sinh con năm rồng vì sợ đứa trẻ phải chịu áp lực về học tập khi lớp học đông hơn, cạnh tranh thi cử khó khăn hơn và sau đó là những khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, việc sinh con năm rồng cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm khi các cặp vợ chồng trẻ tiếp tục ưu tiên sự nghiệp hơn là ổn định cuộc sống.
Vào năm 2021, Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách hạn chế việc sinh con và khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con thứ ba, trong một động thái nhằm tăng tỷ lệ sinh của đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh năm 2022 đã giảm xuống 6,77% từ mức 7,52% của năm trước và so với 8,52% vào năm 2020.
Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
0