Đưa nông sản Việt Nam sang Pháp

Sau 4 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam, nông sản Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong thị trường tiêu dùng của Pháp.

Tại vùng trồng rau sạch của xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trước đây,  nông dân trồng trọt theo truyền thống, không đảm bảo về quy trình sản xuất dẫn đến tình trạng rau khó tiêu thụ, thì nay có nhãn hiệu, có truy xuất nguồn gốc, rau sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Hiện, rau sạch của xã Văn Đức đã được xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan.

Nông dân Văn Đức sản xuất rau an toàn, có nhãn hiệu, có truy xuất nguồn gốc.

Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Văn Đức, cho biết: ''Với tổng diện tích gần 300 ha, chuyên canh rau gần 200 ha và đã được cấp chứng chỉ an toàn, rau vietgap 26,9 ha, thì bà con đã áp dụng mô hình vietgap theo hướng hữu cơ. Đây là phần mà chúng tôi đánh giá sự chuyển dịch của bà con đáp ứng được nhu cầu của thị trường''.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam EVFTA có hiệu lực vào năm 2020 cho phép xóa bỏ 86% thuế xuất khẩu vào thị trường châu Âu khi hiệp định có hiệu lực và sẽ cho phép xóa bỏ 99% thuế suất này từ năm 2027, đây là cơ hội chưa từng có để tăng cường quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông sản thực phẩm với Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Ông  Julien Guerrier, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam, thông tin: ''Doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong toàn bộ chuỗi cung ứng, thông tin chính xác sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng thông qua ghi nhãn và áp dụng các nguyên tắc truy xuất nguồn gốc, tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường như quy định của châu Âu nhằm ngăn chặn nạn phá rừng''.

Sau 4 năm, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản Việt Nam nhập vào Pháp có sự tăng trưởng. Bên cạnh thủy sản đông lạnh là những mặt hàng chiếm thị phần lớn, điều, cà phê, tiêu, gạo và hoa quả cũng đã mở được cánh cửa để có mặt tại các siêu thị lớn của Pháp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp nông sản vào đây vẫn còn nhỏ nhoi so với các thị trường khác.

Mặt hàng chiếm thị phần lớn xuất khẩu là hạt điều, cà phê, tiêu, gạo và hoa quả.

Bà Marion Chaminade, Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, cho hay: “ Người tiêu dùng Pháp rất coi trọng các vùng đất, các địa danh, không chỉ của Pháp mà còn của thế giới. Vậy nên việc xúc tiến thương mại cho các sản phẩm có chỉ dẫn địa lí có thể là một đòn bẩy giúp sản phẩm được thêm vào giỏ hàng của người Pháp”.

Chỉ dẫn địa lý, các quy định về chống phá rừng của EU đang là những rào cản đối với doanh nghiệp nông sản của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là với sản phẩm cà phê, một trong những sản phẩm được người Pháp yêu thích.

Sản phẩm có chỉ dẫn địa lí có thể là một đòn bẩy giúp sản phẩm được thêm và giỏ hàng của người Pháp.

Bà Marion Chaminade cho biết thêm: “Lượng tiêu thụ cà phê của người Pháp rất lớn và là một phần của lối sống của Pháp. Giống Robusta, được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, được người tiêu dùng Pháp đánh giá cao nhờ hàm lượng cafein phong phú hơn, hương thơm rõ rệt và tầm quan trọng của nó trong việc pha cà phê espresso, được tiêu thụ rộng rãi ở Pháp”.

Ngoài cà phê thì hạt tiêu, gạo của Việt Nam vào Pháp cũng đang tăng trưởng. Tương tự, rau và hoa quả của Việt Nam cũng ngày càng xuất hiện nhiều tại các  siêu thị và chợ đầu mối của Pháp.

Các mặt hàng nông sản của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, muốn vào thị trường Pháp cần có nhiều thay đổi trong nuôi trồng và sản xuất để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.

Hôm nay, 21/11, thị trường chứng khoán phục hồi tích cực khi VN-Index tiếp tục tăng gần 12 điểm.

Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.

Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.