Đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng hội tụ các yếu tố về tự nhiên, văn hóa lịch sử và tầm vóc, xứng tầm để quy hoạch phát triển trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Điều này đã được cụ thể hóa trong Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Thông qua đó, nguồn lực đất đai khu vực hai bên sông sẽ phát huy được tối đa giá trị và giúp Hà Nội xây dựng mô hình thành phố ven sông xứng tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô.

Thời gian trước, quy hoạch phân khu sông Hồng đã được thành phố Hà Nội chú trọng triển khai. Đặc biệt, Kế hoạch số 68 ngày 3/3/2023 đã xác định  đến năm 2025 thành phố sẽ đầu tư xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành các quận nội thành. Tất cả các quận, huyện này đều nằm ở hai bên bờ sông Hồng. Đây là sự tái khẳng định mạnh mẽ vị trí trục trung tâm chủ đạo của sông Hồng.

Với vai trò to lớn đó, việc khai thác và phát huy tiềm năng của sông Hồng đã được cụ thể hóa tại Quy hoạch chung Thủ đô, và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Sông Hồng trở thành dòng sông nằm giữa khu vực đô thị phía Bắc và phía Nam Thủ đô, chảy qua trung tâm thành phố.

Sông Hồng hội tụ các yếu tố về tự nhiên, văn hóa lịch sử và tầm vóc, xứng tầm để quy hoạch phát triển.

Về mặt hình thái, đô thị của Thủ đô Hà Nội sẽ quay mặt ra sông. Hai bên sông sẽ xây dựng con đường di sản văn hóa.

Trục sông Hồng phân thành ba khu vực, đoạn một từ Ba Vì đến cầu Hồng Hà dài 90 km; đoạn hai từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở dài 40 km qua đô thị trung tâm; đoạn ba từ Mễ Sở đến hết Phú Xuyên dài 30 km được phát triển vận tải đường thủy, khai thác du lịch, dịch vụ văn hóa, dịch vụ sinh thái, nông nghiệp.

Việc khai thác và phát huy tiềm năng của sông Hồng đã được cụ thể hóa tại Quy hoạch chung Thủ đô và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản, đề xuất: "Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đang đề xuất một xu thế đặc thù riêng cho Hà Nội là khôi phục lại dự án BT. Đây là dự án đổi đất lấy hạ tầng. Và nếu mà các nhà đầu tư có năng lực tốt, có khả năng tài chính tốt thì có thể thực hiện các dự án này và họ sẽ xây dựng các công trình hạ tầng kè ven sông, và sẽ được hoàn trả bằng quỹ đất chẳng hạn. Thì đây cũng là một hướng đi mới để chúng ta khơi thông được nguồn lực đất ven sông Hồng này".

Như vậy, để sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô, cần nghiên cứu phát huy tối đa tiềm năng quỹ đất hai bên bờ. Đồng thời phải phân bố hài hoà các không gian sinh thái, không gian văn hoá, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ như trong kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.

Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.