Đưa văn hóa Việt tới gần hơn với bạn bè quốc tế

Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.

Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức nhằm mục đích tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, trao đổi thông tin giữa các vị Đại sứ và các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội. Không chỉ góp phần giao lưu kết nối vì hoà bình, sự kiện còn khẳng định văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành cầu nối đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới, là sức mạnh gắn kết tình hữu nghị, hoà bình giữa các nước.

Ông Saadi Salama, Đại sứ nhà nước Palestine tại Việt Nam, chia sẻ: “Tôi tin rằng, với những hoạt động mà chúng ta đang làm ngày nay, chúng ta sẽ tạo ra cho các vị đại sứ cơ hội để khám phá và tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. Đặc biệt là tà áo dài, trang phục luôn thu hút sự quan tâm của không chỉ người Việt Nam mà cả những người nước ngoài khi đến Việt Nam. Tôi tin rằng, tất cả những vị khách đến thăm Việt Nam đều mang về tà áo dài để giới thiệu nét văn hóa độc đáo của nơi đây”.

Điểm nhấn của sự kiện lần này là bộ sưu tập áo dài đặc biệt của nhà thiết kế áo dài nổi tiếng Đỗ Trịnh Hoài Nam mang tên “Tinh hoa hội tụ”. Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ những tác phẩm hội họa bất hủ của các danh họa nổi tiếng thế giới, thể hiện sự giao thoa tinh tế giữa nghệ thuật quốc tế và vẻ đẹp truyền thống Việt Nam. Các thiết kế được vẽ tay và thêu đính thủ công trên nền lụa cao cấp.

Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết: “Tôi rất vinh dự khi được làm nhà thiết kế đại diện Việt Nam tham dự chương trình quảng bá văn hóa. Trong thâm tâm của tôi, áo dài luôn là tinh hoa của Việt Nam, khi muốn đưa hình ảnh các nước vào, tôi nghĩ ngay đến các tác phẩm hội họa nổi tiếng thế giới. Đây cũng là những tinh hoa của các nước trên thế giới. Đó chính là xuất phát ý tưởng để tôi tạo ra bộ sưu tập “Tinh hoa hội tụ” này, làm sao để đưa các tác phẩm hội họa vào tà áo dài vừa giữ được tính thời trang, tính thẩm mỹ, mà vẫn phù hợp với xu hướng thời trang thế giới”.

Đạo diễn Đỗ Bảo Ngọc cho hay: “Điểm nhấn trong sự kiện lần này là sử dụng chính văn hóa của Việt Nam. Để thể hiện được sự gắn kết ấy, chúng tôi sử dụng màn trình diễn áo dài, vốn là nét văn hóa mà người Việt Nam luôn tự hào. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với văn hóa của các quốc gia khác, để có được sự giao thoa không chỉ ở mối quan hệ tình cảm giữa đôi bên, mà còn giao thoa về mặt văn hóa, giúp đôi bên xích lại gần nhau hơn”.

Trong sự kiện, các nhà ngoại giao quốc tế thưởng thức âm nhạc với những nhạc cụ dân tộc Việt Nam.

Sự kiện không chỉ giúp giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước, mà còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế cũng như  thắt chặt tình hữu nghị, hòa bình giữa các quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.

Tối ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tròn 1 năm thành lập, CLB văn hóa áo dài Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 38 nhà thiết kế áo dài từ mọi miền Tổ quốc đã dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.

Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.