Đức ca ngợi việc Mỹ triển khai tên lửa tầm xa

Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ca ngợi kế hoạch Mỹ triển khai tên lửa tầm xa tại Đức.

Nhà lãnh đạo Đức cho rằng kế hoạch triển khai đã có từ lâu và hoàn toàn phù hợp với chiến lược răn đe của nước này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết việc tiếp nhận các tên lửa tầm xa từ Mỹ sẽ cho phép Berlin có cơ hội phát triển các loại vũ khí tương tự. Ông Pistorius cũng bày tỏ tin tưởng rằng các chính quyền tương lai của Mỹ sẽ không đảo ngược quyết định này.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. Ảnh: Getty.

Berlin và Washington tuần này đã tuyên bố Mỹ sẽ triển khai tên lửa hành trình ở Đức từ năm 2026. Các hệ thống vũ khí được triển khai tới Đức sẽ bao gồm tên lửa phòng không SM-6, có tầm bắn lên tới 460 km và tên lửa hành trình Tomahawk, được cho là có thể tấn công các mục tiêu ở cách xa hơn 2.500 km.

Ngoài ra, Washington cũng công bố kế hoạch triển khai vũ khí vượt âm đang phát triển ở châu Âu, chúng có “tầm bắn xa hơn đáng kể so với các tên lửa trên đất liền hiện tại” ở lục địa này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một tòa án tại Bangladesh vừa phát lệnh truy nã bà Sheikh Hasina - cựu Thủ tướng bị lật đổ hồi tháng 8, với cáo buộc về "tội ác chống lại loài người".

Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trình bày "Kế hoạch chiến thắng" trước Quốc hội nước này, cả Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga đã lên tiếng về kế hoạch này của Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên với 6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nhằm cùng lên tiếng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột và ngăn chặn chiều hướng leo thang căng thẳng ở Trung Đông.

Cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các nguyên thủ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 2024 hôm 17/10 đã khép lại tại Thủ đô Islamabad của Pakistan, với các cam kết được nêu bật trong chủ đề “Tăng cường đối thoại đa phương, phấn đấu hướng tới hòa bình và thịnh vượng bền vững”.

Theo CNN, Israel đã xác nhận với các quan chức Mỹ rằng, thủ lĩnh nhóm Hamas Yahya Sinwar đã chết theo kết quả xét nghiệm ADN ban đầu, trong chiến dịch của Israel ở miền nam Dải Gaza.

Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện việc xây dựng cơ sở nghiên cứu vật lý trị giá 300 triệu USD nằm sâu 700m dưới lòng đất ở tỉnh Quảng Đông. Dự án có tên "Đài quan sát Neutrino ngầm Giang Môn (JUNO)" đã được xây dựng trong 10 năm qua.