Đức đứng thứ năm trong EU về chi phí lao động
Trong khu vực tư nhân, Đức hiện đứng thứ năm trong EU, xếp cùng với Hà Lan và trước Thụy Điển. Chi phí lao động ở EU tăng 5,6% năm 2023 và 5,1% ở khu vực đồng euro Eurozone.
Theo các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô Đức, nếu không tăng đáng kể mức lương danh nghĩa, lạm phát kỷ lục trong hai năm qua sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức mua chung ở Đức trong thời gian dài.
Những thiệt hại mà nhiều người lao động phải gánh chịu vẫn chưa được bù đắp đầy đủ. Đó là lý do tại sao lương tại Đức được dự báo sẽ tăng đáng kể hơn nữa.
Sự ổn định trung hạn với những biến động ngắn hạn cũng định hình sự phát triển của chi phí lao động tính trên đơn vị sản phẩm. Con số này tăng mạnh 6,6% ở Đức vào năm ngoái, cao hơn một chút so với mức 6,1% của Eurozone.
Dù cả nước đã có hàng triệu sản phẩm được chứng nhận OCOP. Tuy nhiên, sản lượng không nhiều, vì thế xuất khẩu phải tính đến bài toán nâng cao giá trị của sản phẩm đó.
Tính đến cuối tháng 10, thị trường chứng khoán ghi nhận gần 157.000 tài khoản mở mới trong một tháng, góp phần đưa tổng lượng tài khoản trong thị trường lên 9 triệu - con số chưa từng có trong lịch sử, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước và 2,89% so với cùng kỳ năm 2023, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng Thủ đô Hà Nội đã thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng.
Đồng USD tăng mạnh, trong khi Bitcoin lập đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày 6/11 khi các nhà giao dịch đặt cược vào chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với chính sách mà ứng cử viên này tuyên bố theo đuổi là cắt giảm thuế và ngăn chặn lạm phát, đặc biệt là sau khi tin ông Trump thắng cử được công bố.
Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm - Đồ uống & Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm đã khai mạc sáng 6/11, tại Hà Nội.
0