Đức không phải là đồng minh của Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Đức đang cố gắng hết sức để cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ quân sự cần thiết. Tuy nhiên, ông tái khẳng định rằng Berlin và Kiev vẫn chưa thuộc cùng một liên minh quân sự.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ZDF của Đức hôm 5/12, ông Pistorius bác bỏ suy đoán rằng Đức đang tăng cường viện trợ cho Ukraine, một mặt nhằm tránh thất bại trước Moscow, nhưng mặt khác cũng để ngăn cản Kiev giành được những chiến thắng lớn.
“Chúng tôi cung cấp những gì chúng tôi có thể. Điều tương tự cũng được áp dụng cho hầu hết các đồng minh và đối tác khác.” Ông Pistorius nói thêm rằng: “Đức không phải là đồng minh của Ukraine và hai bên không cùng nằm trong một liên minh quân sự”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Pistorius tiếp tục nhắc lại rằng Đức là nhà cung cấp quân sự lớn thứ hai cho Kiev, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, ông thừa nhận ngành công nghiệp ở Đức và phương Tây đang gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu cao về vật tư quân sự.
Ông nói: “Chúng tôi hiện gặp phải vấn đề là ở một số khu vực, ngành công nghiệp vũ khí không thể cung cấp nhanh như nhu cầu. Bộ trưởng Pistorius cũng nhận xét rằng trong khi các nhà sản xuất vũ khí phương Tây đang nỗ lực hết sức để tăng sản lượng, thì Nga cũng đang làm điều tương tự bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế chưa từng có.
Ông Pistorius cũng nhắc lại những lời chỉ trích về mục tiêu đầy tham vọng của Liên minh châu Âu (EU), được công bố lần đầu tiên vào tháng 3 năm nay, đó là cung cấp một triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào mùa xuân năm 2024. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức lưu ý rằng mục tiêu này đã đặt ra những kỳ vọng phi thực tế và khó có thể thực hiện được. Tính đến tháng 11, EU chỉ giao được 1/3 số lượng dự kiến.
Tháng trước, một số cơ quan truyền thông phương Tây đưa tin rằng chính phủ Đức đã đồng ý tăng gấp đôi số tiền viện trợ quân sự cho Ukraine từ 4 tỷ euro lên 8 tỷ euro (tương đương từ 4,3 tỷ USD lên 8,6 tỷ USD) vào năm 2024. Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không gửi vũ khí tới Kiev, cho rằng điều này sẽ chỉ kéo dài xung đột và khiến các nước này trở thành bên trực tiếp tham gia vào các cuộc xung đột. Trong khi đó, giới chức Ukraine đổ lỗi cho việc phương Tây chậm trễ gửi vũ khí và thiếu các hỗ trợ quân sự đã khiến cuộc phản công được triển khai vào đầu mùa hè, không đạt được những thành tựu đáng kể.
(Nguồn: RT)
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
0