Đức tạo điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn
Là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nước Đức sớm xác định mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ quản lý chất thải. Luật kinh tế tuần hoàn của Đức quy định rõ nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm công và tư trong quản lý chất thải, cùng hệ thống phân cấp chất thải năm bậc, trong đó ưu tiên tái sử dụng hoặc tái chế để hạn chế chôn lấp.
Đặc biệt, Chính phủ Đức chuyển nhiệm vụ quản lý chất thải thành quản lý tài nguyên với quan điểm cho rằng, chất thải có thể trở thành nguồn nguyên liệu và năng lượng phục vụ sản xuất.
Ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Đức tại Việt Nam cho biết: “Kể từ những năm 1970 chúng tôi đã có nhiều phong trào bảo vệ môi trường. Kể từ đó, sự quan tâm của Chính phủ đối với việc bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Ngày nay, điều đó đã trở thành một chính sách của Chính phủ”.
Các kế hoạch khi xây dựng phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu là 10 năm, đồng thời, cần tiến hành đánh giá hiệu quả định kỳ nhằm giúp Chính phủ khắc phục kịp thời những điểm còn hạn chế hoặc chưa phù hợp thực tiễn.
Ông Dennis Quennet, Giám đốc phát triển kinh tế bền vững - Giz Việt Nam thông tin: “Chúng tôi phân loại rác thải để có thể tái chế sau khi sử dụng. Một trong những thành công của Đức là thành lập được ngành công nghiệp tái chế. Mỗi khi có sản phẩm không dùng nữa thì chúng tôi luôn xem xét có thể làm gì được với nó".
Chính sách về kinh tế tuần hoàn của Đức quy định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phải tuân thủ yêu cầu cắt giảm lượng tài nguyên tiêu thụ và các chất thải phát sinh.
Chính phủ Đức cũng ban hành nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải; trong đó, Đức yêu cầu các nhà sản xuất cần ưu tiên sử dụng nguyên liệu thứ cấp, phải chịu trách nhiệm tái chế các vật liệu gây hại cho môi trường, thực hiện thu hồi, xử lý hàng hóa hoặc bao bì đã qua sử dụng thông qua việc dán nhãn sản phẩm. Hoạt động tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối trực tiếp đảm nhận, chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
0