Đức thiếu lao động lành nghề trong nhiều lĩnh vực

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty tại Đức đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa qua đã bảo vệ chính sách di cư của chính phủ tại quốc hội Liên bang và nhấn mạnh nhu cầu thu hút lao động nước ngoài có tay nghề cao của quốc gia này.

Không có quốc gia nào trên thế giới có dân số lao động đang giảm mà vẫn có tăng trưởng kinh tế. Đó là sự thật mà chúng ta đang phải đối mặt. Đức vẫn có nhu cầu tiếp tục mở cửa cho người nhập cư, thu hút lao động có tay nghề.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Tại diễn đàn có chủ đề “Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức - Cơ hội và thách thức cho thanh niên Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Cục phát triển kinh tế và các công ty tại bang Sachsen của Đức cho biết, các ngành nghề mà Đức thiếu nhiều nhất là điều dưỡng; cơ khí, cắt gọt kim loại, cơ điện tử; xây dựng; nhà hàng, khách sạn, đầu bếp.

Quang cảnh diễn đàn có chủ đề “Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức - Cơ hội và thách thức cho thanh niên Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Thiếu hụt nhân lực đang đặt áp lực lên nền kinh tế Đức, nhưng chính điều này lại mở ra cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Đức cho các bạn trẻ Việt Nam. Giỏi tiếng Đức chính là lợi thế.

Ông Nguyễn Đắc Hoàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Devis cho biết: “Muốn vào Đức làm việc, một số điều sau bắt buộc phải có: thứ nhất, hiểu ngành nghề mình muốn học để đi làm, tức là họ phải được tư vấn và hướng nghiệp; thứ hai, cần có ngoại ngữ bởi vì tiếng Đức là chìa khóa để giao tiếp tại đây; thứ ba, hiểu văn hóa Đức; thứ tư, phải có sự nỗ lực trong mọi công việc”.

Viện đào tạo và phát triển nhân lực BSW đã ký kết với Công ty Cổ phần Devis của Việt Nam trong đào tạo nghề và cung ứng nguồn nhân lực.

Tại diễn đàn, Viện đào tạo và phát triển nhân lực BSW - lớn nhất của bang Sachsen đã ký kết với Công ty Cổ phần Devis của Việt Nam trong việc đào tạo nghề và cung ứng nguồn nhân lực cho nước Đức.

Để thu hút lao động có tay nghề, chính phủ Đức đã tạo điều kiện cho người nước ngoài được nhập tịch chỉ sau 5 năm, thay vì 8 năm như trước đây. Dự báo đến năm 2035, nước Đức sẽ phải bổ sung thêm 7 triệu lao động. Nhiều chính sách cũng đang được áp dụng cho chương trình du học nghề như trợ cấp lương từ 25-35 triệu đồng/tháng. Số tiền này đủ cho chi phí ăn ở tại Đức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến vụ sạt lở tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, sáng ngày 18/9, thông tin từ hiện trường cho biết, lực lượng chức năng đang thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn tại đây đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân ở độ sâu 3m.

Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) Bùi Văn Triều khẳng định, không có chuyện lái đò chùa Hương đi cứu trợ bão lũ bị cắt suất, không cho phục vụ khách.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo Bộ đội Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 4 để kịp thời thông báo cho các gia đình chủ tàu vào nơi tránh trú an toàn.

Để khẩn trương khôi phục sản xuất, sáng ngày 18/9, Bộ NN&PTNT đã làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp bàn phương án hỗ trợ tái thiết đối với lĩnh vực trồng trọt.

Ngày 18/9 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ tiếp nhận viện trợ khẩn cấp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão từ các cơ quan, tổ chức quốc tế: Sứ quán Úc, Sứ quán Anh, Sứ quán Ấn Độ, UN, New Zealand, Mỹ và Hàn Quốc.

Tính đến 10 giờ ngày 18/9, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai cho biết, đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.