Đức thử nghiệm vũ khí laser năng lượng cao

Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Rheinmetall của Đức hôm qua 28/10 cho biết, quân đội nước này đã thử nghiệm thành công Hệ thống vũ khí laser năng lượng cao (HEL) vào cuối tháng 8 và sẽ tiếp tục thử nghiệm đến giữa năm sau.

Rheinmetall cho biết vũ khí laser năng lượng cao (HEL) lần đầu tiên được bắn từ một khinh hạm phòng không của Hải quân Đức ở Biển Baltic vào cuối tháng 8. Tàu khu trục Sachsen đã ngăn chặn thành công một số máy bay không người lái, chứng tỏ khả năng bắn hạ nhiều mục tiêu ở cự ly ngắn và rất ngắn.

Khinh hạm phòng không của Hải quân Đức được gắn HEL.

Rheinmetall, công ty đang đồng phát triển loại vũ khí này với nhà sản xuất tên lửa MBDA của Đức cho biết, cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đã xác minh khả năng cảm biến điện quang và radar của HEL. Hải quân đã có thể đánh giá tác động qua lại giữa tất cả các thành phần và quy trình, từ việc xác nhận mục tiêu đến khi tham gia chiến đấu.

Thử nghiệm sẽ tiếp tục đến giữa năm 2023 để kiểm tra khả năng của HEL trong các tình huống khác nhau. Các kết quả sẽ giúp vũ khí hoạt động thêm hiệu quả. Rheinmetall cho biết các thử nghiệm hiện tại đã tạo tiền đề cơ bản cho việc đưa các hệ thống và khả năng vũ khí laser vào lực lượng Lục quân. Ngành công nghiệp quốc phòng đang thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống laser sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ quân đội.

Các nước phương Tây đang chạy đua để tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, loại vũ khí mà Lầu Năm Góc coi là thống trị trên các chiến trường trong các cuộc xung đột trong tương lai.

Laser được coi là tiềm năng quan trọng của giải pháp đối phó trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Vào tháng 7 các nhà thầu quốc phòng của Mỹ và Israel đã đồng ý hợp tác chế tạo các hệ thống vũ khí laser năng lượng cao mới này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 16/5, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra lễ khai mạc Năm Văn hóa Nga - Trung Quốc và buổi hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự sự kiện.

Ngày thứ hai trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang nỗ lực đáp ứng các yêu cầu về vũ khí phòng không cho Ukraine, trong đó có việc cung cấp tên lửa Patriot.

Trong quý I/2024, hãng Huawei đã giành lại vị trí số 1 trong bảng xếp hạng doanh số điện thoại thông minh ở Trung Quốc kể từ năm 2019. Ngoài nhu cầu nội địa tăng với các mẫu điện thoại mới, có được kết quả này là nỗ lực của Huawei khi nâng cấp trải nghiệm người dùng tại các cửa hàng của hãng.

Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát ngày 16/5 đã bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Israel.

Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ngày 17/5 đã chỉ trích các đối thủ vì cáo buộc Bình Nhưỡng bán vũ khí cho Nga để phục vụ cuộc xung đột với Ukraine.