Đức xây dựng hạ tầng hydro trong chiến lược giảm phát thải
Hai dự luật ra đời nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng hydro, các cơ sở sản xuất và nhập khẩu, cũng như cho phép thu hồi và lưu trữ carbon dioxide cho một số ngành công nghiệp.
Luật Tăng tốc hydro xác định hạ tầng hydro là ưu tiên trong quá trình phê duyệt của chính phủ Đức. Thủ tục cấp phép sẽ được đơn giản hóa và số hóa, đồng thời các trường hợp pháp lý thách thức các dự án hydro và đánh giá tác động môi trường sẽ được rút ngắn.
Luật Lưu trữ carbon dioxide sẽ cho phép loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển do các quy trình công nghiệp tạo ra, hoặc thu giữ nó tại điểm phát thải và lưu trữ dưới lòng đất.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết: “Nước Đức tiếp tục đường lối mà chúng tôi luôn theo đuổi là giảm lượng khí CO2 trong khi sự gia tăng sản xuất công nghiệp ở Đức vẫn tiếp diễn. Đây là ví dụ về cách chúng ta vẫn có thể thúc đẩy ngành công nghiệp nhưng vẫn có thể bảo vệ môi trường”.
Nhiều năm qua, Đức vẫn đặt mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao, không thể điện khí hóa như thép và hóa chất, đồng thời cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.
Đức, với mục tiêu trở thành nền kinh tế trung hòa carbon vào năm 2045, đi trước EU và các nền kinh tế phát triển lớn khác 5 năm, đã có Chiến lược hydro quốc gia. Chiến lược này sẽ giúp tạo ra thị trường nội địa như bước đầu tiên trong quá trình phát triển thị trường bằng cách xây dựng năng lực sản xuất hydro phù hợp và phát triển công nghệ sử dụng hydro theo nhu cầu.
Đức cũng có kế hoạch thực hiện khung pháp lý để phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng phân phối và vận chuyển hydro cần thiết.
Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.
Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.
Theo tờ Finacial Times (FT), Nga đã tuyển hàng trăm lính đánh thuê Yemen có liên hệ với Houthi đưa đến chiến đấu ở Ukraine, làm nổi bật mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Moscow và Houthi.
Hàng chục quốc gia đang phát triển, bao gồm cả các quốc đảo, đã bỏ cuộc họp về tài chính khí hậu tại Hội nghị COP29 tại Baku, Azerbaijian sau các cuộc đàm phán và tranh luận căng thẳng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc vào năm sau và ông đang chờ đợi đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot xác nhận rằng Ukraine có thể sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp để tấn công lãnh thổ Liên bang Nga với điều kiện đó là hành động tự vệ.
0