Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên do nước sông Hồng dâng cao

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng lên cao và chảy xiết, để đảm bảo an toàn cho hành khách sáng 10/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông báo không chạy tàu qua cầu Long Biên.

Theo đó, các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng sẽ thay đổi lịch trình với Ga Gia Lâm là ga xuất phát và kết thúc hành trình.

Hành khách có vé có ga đi từ Ga Hà Nội, Ga Long Biên di chuyển tới Ga Gia Lâm để đi tàu. Hành khách có vé tàu có ga đến là Ga Hà Nội, Ga Long Biên sẽ kết thúc hành trình tại Ga Gia Lâm.

Từ ngày mai (11/9), sẽ tùy tình hình thời tiết, nhu cầu hành khách, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ quyết định giảm hay duy trì số chuyến tàu.

Cầu Long Biên là cây cầu huyết mạch, kết nối các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn với mạng lưới đường sắt quốc gia. Đây là cây cầu bằng thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên, do người Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902, ban đầu có tên là cầu Doumer. Sau ngày Thủ đô giải phóng, cầu được đổi tên thành Long Biên.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng đang lên cao và chảy xiết.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), mực nước sông Hồng đang lên cao và chảy xiết.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa lớn nhiều ngày, các hồ thủy điện phải mở một số cửa xả đáy khiến sông Hồng qua khu vực Hà Nội dâng lên sát mức báo động.

Cụ thể, hồi 15 giờ ngày 9/9 mực nước sông Hồng tại trạm Thủy văn Hà Nội ghi nhận ở mức 7,04m; tăng 2,79m so với hôm trước. Lưu tốc dòng chảy lớn do chịu ảnh hưởng của lũ trên các sông và điều tiết của các hồ chứa thượng lưu.

Tới 19 giờ ngày 9/9, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước sông Hồng tiếp tục dâng cao, đạt mức 7,56m, dưới báo động 1 là 1,94m.

Bản tin tiếp theo của Trung tâm phát đi lúc hơn 3 giờ sáng 10/9 cho thấy, mực nước sông Hồng tại Hà Nội là 8,26m, dưới mức báo động 1 là 1,24m.

Bản tin phát đi lúc 9 giờ sáng 10/9 của Trung tâm cho thấy, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội 9,02m, dưới BĐ1 0,48m.

Dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức BĐ1.

Trong 12- 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức BĐ2.

Từ đêm 9/9, nước sông đã gây ảnh hưởng tới một số vùng trũng thấp ven bờ tại quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ như như tại các phố Chương Dương Độ, Tứ Liên, Âu Cơ... Cùng thời điểm, trận mưa lớn kéo dài cũng khiến nhiều quận, huyện khác của Thủ đô rơi vào cảnh ngập úng cục bộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.

Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.

Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc - năm 1954, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức chương trình cầu truyền hình tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.

Ngay sau khi tới Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân có buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil.

Tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo của các nền kinh tế APEC lần thứ 31.

"Vùng xanh Hoàn Kiếm" là nỗ lực của Hà Nội trong hành trình 20 năm kiến tạo không gian sống xanh, bắt đầu từ phố đi bộ và hướng tới xây dựng vùng phát thải thấp LEZ, kỳ vọng mở ra tầm nhìn về một đô thị bền vững với giao thông sạch và môi trường trong lành. Đây là bước đi quan trọng nhằm cân bằng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân.